Tổ tiên căn dặn 2 đại kỵ: ‘Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ’, không nên làm trái

0
166

Đối với người xưa, phong thủy nhà ở rất quan trọng. Nhà phong thủy tốt, tài lộc càng nhiều.

Đối với nhiều người, làm nhà là việc trọng đại của đời người. Việc xây dựng một căn nhà tốn rất nhiều nhân lực, vật lực và tài chính. Sau khi ngôi nhà hoàn tất, các thế hệ có thể cùng nhau chung sống trong một nhà, nối tiếp từ đời nhà đến đời khác.

Chính vì vậy, việc thiết kế, bài trí nhà cửa vô cùng quan trọng. Người xưa cho rằng nhà hợp phong thủy thì gia chủ mới phát triển, gia đạo an yên, con cháu đời đời ấm no.

Người xưa có một quan niệm về phong thủy nhà ở là “trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ”. Câu này được hiểu như thế nào?

Trước nhà không có ao

Trước nhà không có ao cũng tương tự như câu nói “đào ao trước cửa, tan cửa nát nhà”…. Có thể thấy, người xưa kiêng kỵ việc đào ao trước cửa nhà và cho rằng ao trước cửa nhà sẽ gây ra điều không tốt cho các thành viên trong gia đình.

Tổ tiên căn dặn 2 đại kỵ: Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ, không nên làm trái-1

Người xưa có quan niệm, núi là chủ vượng, thủy vượng tài. Nhà nên tựa núi, mặt hướng ra sông.

Nước ở đây được đề cập đến là các dòng sông tự nhiên. Còn nếu là ao nhân tạo, được con người đào thì đó là nước tù đọng. Ao tù không có nước luân chuyển nên khả năng tự lọc nước yếu.

Ngoài ra, trước cửa có ao nước cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nếu có người sơ ý rơi xuống ao, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Tổ tiên căn dặn 2 đại kỵ: Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ, không nên làm trái-2

Người ta kiêng kỵ đào ao trước cửa nhà vì ao có thể làm tăng độ ẩm, khiến đất nền của ngôi nhà bị ẩm thấp, mất ổn định. Điều này làm giảm tuổi thọ của ngôi nhà và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Sau nhà không có cửa sổ

Tổ tiên căn dặn 2 đại kỵ: Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ, không nên làm trái-3

Các cụ khuyên sau nhà không nên làm cửa sổ vì một số lý do sau:

Thông thường, hướng nhà tốt nhất là quay về hướng Nam, Bắc hoặc Tây Bắc, Đông Nam. Vì vậy, bức tường phía sau nhà sẽ phải hứng gió lạnh vào mùa đồng.

Ngoài ra, do kỹ thuật ở thời xưa vẫn còn thô sơ, cửa sổ không được kín gió. Nếu mở cửA sổ sau nhà, tường sẽ không thể cản gió lạnh. Gió lạnh có thể xâm nhập vào nhà qua các ô cửa sổ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, việc không mở cửa sổ sau nhà cũng có liên quan đến vấn đề an toàn. An ninh thời xưa chưa được đảm bảo, nếu mở cửa sau nhà dễ bị kẻ xấu nhòm nhó, xâm nhập. Người xưa tin rằng, để cửa sổ ở sau nhà sẽ không có lợi cho việc bảo vệ đời tư của gia đình.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Xem thêm ;

Bồn cầu tắc cứng chỉ cần đổ thứ “rẻ bèo” này vào 5 phút là sạch bong, nước chảy trơn tru

Nếu cống nhà bạn bị tắc, gây mùi khó chịu, bạn có thể thử cách thông cống, bồn cầu bằng những nguyên liệu đơn giản, sẵn có trong ngôi nhà của mình.

Nếu cống nhà bạn bị tắc, gây mùi khó chịu và không có chất tẩy rửa nào trong nhà có thể xử lý, thông thường, bạn sẽ gọi ngay đến các công ty, dịch vụ thông cống nghẹt để sửa chữa ngay lập tức. Điều đó sẽ mất của bạn một khoảng thời gian rất lớn và chi phí tốn kém. Trước hết, bạn có thể thử cách thông cống bằng những nguyên liệu đơn giản, sẵn có trong ngôi nhà của mình.

1. Dùng muối và giấm

bon-cau-tac-cung-dung-ngay-nhung-nguyen-lieu-don-gian-nay-la-hoat-dong-tron-chu_1

Các bước thông cống bằng muối kết hợp với giấm như sau:

Bước 1: Trộn muối và giấm

+ Lấy một bát nhỏ, đổ 1 cốc muối, thêm 1 cốc giấm, nếu cần có thể cho nhiều giấm hơn. Khuấy đều để muối và giấm tan đều vào nhau.

+ Thêm 1/2 cốc nước cốt chanh và trộn kỹ để hỗn hợp vừa trộn có thêm khả năng khử mùi nhờ tính axit của nước chanh.

Bước 2: Đổ hỗn hợp vào cống+ Tháo nút đậy của cống.

+ Đổ trực tiếp hỗn hợp xuống cống. Bọc toàn bộ ống thoát nước để chắc chắn toàn bộ phần tắc nghẽn đó hấp thụ được hỗn hợp.Chờ khoảng 15 phút. Đối với những chất tắc nghẽn đặc biệt cứng đầu, hãy ngâm hỗn hợp trong 30 phút.

Bước 3: Tráng lại đường cống bằng nước

Đun sôi 2 cốc nước sôi và đổ nước trực tiếp xuống cống. Đổ từ từ để tránh bắn ngược, có thể làm bạn bị bỏng. Ngoài ra, hãy đổ từ từ để bạn có thể hướng nước trực tiếp vào cống thay vì bắn tung tóe ra xung quanh. Việc làm này sẽ giúp vết tắc nghẽn biến mất, đường ống nhà bạn được thông hoàn toàn.

2. Dùng muối, giấm và baking soda

bon-cau-tac-cung-dung-ngay-nhung-nguyen-lieu-don-gian-nay-la-hoat-dong-tron-chu_5

Các bạn có thể thực hiện tuần tự các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Lấy nguyên liệu khô đổ xuống cống

+ Sử dụng cốc hoặc bình thủy tinh cao và hẹp để trộn. Đổ 1/2 cốc baking soda vào và thêm 1/4 cốc muối. Khuấy và trộn đều 2 nguyên liệu.

+ Tháo nút nắp cống nếu có, sau đó đổ các chất vừa trộn với nhau xuống cống.

Bước 2: Thêm giấm vào cống

+ Đun nóng 1 cốc giấm trong lò vi sóng hoặc trên bếp. Khi chúng đạt đến độ sôi, đổ trực tiếp xuống cống.

+ Đậy nắp cống ngay lập tức bằng nút vì baking soda sẽ khiến giấm bị sủi bọt và bắn ra ngoài. Càng có nhiều phản ứng xảy ra trong cống càng tốt, bởi như vậy sẽ cho thấy quá trình thông tắc cống đang được diễn ra tốt nhất.

+ Chờ 15 phút để các chất tắc nghẽn có thể hấp thụ hỗn hợp nhiều nhất có thể. Đối với những đường ống tắc nhiều hơn, hãy đợi 30 phút.

Bước 3: Tráng lại đường ống bằng nước sôi.

+ Đun sôi 2 lít nước.

+ Tháo nắp cống và đổ nước sôi xuống cống để rửa sạch, tiếp theo là dùng vòi nước nóng để xả trôi lại một lần nữa.

3. Chỉ dùng muối

bon-cau-tac-cung-dung-ngay-nhung-nguyen-lieu-don-gian-nay-la-hoat-dong-tron-chu_3

Mặc dù tính axit từ giấm giúp xuyên qua các chất gây tắc nghẽn. Tuy nhiên chỉ riêng muối thôi cũng sẽ đủ để làm thông đường ống nước, vì muối rất thô và có tính ăn mòn.Bước 1: Đổ muối xuống cống

Lấy 1/2 cốc muối. Sau đó đổ dung dịch này xuống cống.

Bước 2: Tráng lại đường ống bằng nước sôi

Đun sôi 2 lít nước trước.

Đổ từ từ nước xuống cống. Hướng nước trực tiếp vào cống để tránh bị bỏng do nước bắn ngược trở lại. Sau đó hãy xả thêm nước nóng từ vòi để cống được thông thoáng.

Bước 3: Đổ tiếp muối lần 2

Lặp lại như bước một và bước hai vì khi chỉ sử dụng muối nên làm việc này thêm một lần nữa để loại bỏ tắc nghẽn.