Đĩa trầu cau thắp hương nên để nguyên quả hay bổ thành miếng mới đúng?

0
82

Đĩa trầu cau thắp hương nên để nguyên quả hay bổ thành miếng mới đúng?

Trầu cau là cúng phẩm thắp hương không thể thiếu trong văn hóa người Việt, nhưng tại sao có những gia đình để cả quả có khi lại bổ miếng.

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, trầu cau đã đi vào tiềm thức. Bây giờ dù rất ít người ăn trầu cau nhưng những ngày lễ, cúng tuần rằm vẫn không thể thiếu đĩa trầu cau trên ban thờ. Người Việt có câu miếng trầu là đầu câu chuyện, đặc biệt khi dịp lễ quan trọng như cúng giỗ, cúng gia tiên dịp cưới hỏi, năm mới… thì không thể thiếu trầu và cau. Mặc dù cúng xong không còn người ăn thụ lộc trầu cau thì đó đã là tập tục bao đời nên người Việt không quên mua trầu cau.

dia-trau-cau

Trầu cau nên để nguyên quả hay bổ miếng thắp hương?

Trầu cau thắp hương thì có nhà bổ miếng, có nhà để nguyên quả. Thực tế thì việc bổ miếng hay để nguyên quả cau đặt trên đĩa lá trầu không ảnh hưởng nhiều về phong thủy, tuy nhiên có khác nhau về hình thức tâm linh và thẩm mỹ. Có những người sẽ bổ quả cau thành 5 miếng, rồi ghép thêm cánh hồng làm trầu têm cánh phượng, thậm chí có đủ sợi thuốc lào và miếng vỏ chay, kèm vôi để trang trí. Điều đó vừa đẹp mắt vừa chỉn chu trang trọng. Dâng đĩa trầu cau đã bổ sẵn, có đủ vôi, vỏ chay, thuốc thể hiện sự chu đáo, trân trọng gia tiên.

Trong mâm cúng có đĩa trầu cau như vậy sẽ xinh xắn đẹp hơn. Hơn nữa gần gũi giống như sống sao chết vậy, mời ông bà ăn trầu thì bổ luôn và còn xếp sẵn thành miếng dâng lên ông bà.

cung-trau-cau

Tuy nhiên không phải ai cũng biết bổ cau đẹp nên bổ có thể không đều miếng, hoặc không phải ai cũng biết têm trầu cánh phượng, trang trí trầu cau với cánh hoa hồng.

Việc để nguyên quả cau trên đĩa lá trầu thì sẽ tránh cho miếng trầu cau bị thâm, bị héo, nhất là dịp Tết thờ dài ngày. Còn nếu bổ miếng, têm cùng cánh hồng thì nên ưu tiên dành cho mâm cúng, cúng xong hạ lễ ngay, để vài ngày thì trầu cau, cánh hồng sẽ héo trên ban thờ.

Như vậy việc bổ miếng hay để cả quả không ảnh hưởng tới ý nghĩa phong thủy thờ cúng mà tùy thuộc vào năng khiếu và cách trình bày của gia chủ.

Lá trầu để ngửa hay để úp?

Lá trầu để ngửa hoặc úp cũng là thắc mắc của nhiều người khi dâng trầu thắp hương. Nhieeufe gia đình đặt úp nhiều gia đình lại để ngửa. Đây cũng thường chỉ là thói quen và cách nhìn thẩm mỹ của từng gia đình, không phạm vào phong thủy nên bạn không cần quá lo lắng về điều này.

Những lưu ý khi dâng trầu cau tránh mất lộc:

Khi dâng trầu cau nên tuân theo số lẻ, nếu xếp miếng trầu cau vào đĩa thì tránh bổ miếng chẵn, ví như 2, 4 là số không đẹp. Nếu bổ thì nên bổ thành 5 miếng, nếu dâng quả thì nên dâng 1, 3, 5

Trầu cau thắp hương nên là hái trong vườn nhà hoặc đi mua, không đi xin, không lấy đồ cho từ nhà khác về thắp hương nhà mình

trau-cau-thap-huong

Trầu cau thắp hương nên có thêm vôi. Việc thiếu vỏ chay hay sợi thuốc lào có thể không tính nhưng nhiều gia đình thắp hương trầu cau không có vôi. Theo tục lệ không có vôi khó có thể ăn miếng trầu cau, trầu cau không đỏ. Nhưng ngày nay nhiều người mua cho đủ lễ, và nhiều người bán cũng vậy không chú trọng vôi vì cho rằng có ai ăn đâu. Nhưng thắp hương là mời ông bà, vậy thì phải có đủ vôi mới ăn được trầu cau

Xem thêm ;

Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu đơn giản, giòn xốp, thơm nức thích mê,

Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu rất đơn giản, ai cũng có thể làm được, hãy học cách để chiêu đãi cả nhà nhé.

Nồi chiên không dầu đúng là chân ái của chị em vì có thể dùng được để làm nhiều món ngon. Trong đó bánh mì là thứ quà ngon lành, hấp dẫn, làm bằng nồi chiên rất dễ.

9

Nguyên liệu:

– 280g bột mì số 13.

– 165ml sữa tươi.

– 3g men nở instant.

– 3g muối.

– 10g bơ.

– 10ml dầu ăn.

Cách làm:

Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu chẳng mấy khó khăn, chỉ cần 4 bước đơn giản dưới đây, vụng mấy cũng làm được.

Bước 1: Trộn bột bánh

5

– Lấy một cái tô lớn, cho lần lượt các nguyên liệu bột mì, men nở, bơ vào, trộn đều.

– Tiếp tục đổ sữa tươi vào tô và trộn cùng bột, đến khi bột kết dính, không quá khô cũng không quá nhão là được.

Bước 2: Nhào bột bánh

6

Rửa tay thật sạch rồi tiến hành nhào bột. Và việc nhào bột này phải đảm bảo đúng kỹ thuật, chứ không phải thích nhào sao thì nhào nhé

Đầu tiên, gấp bột lại, sau đó dùng mu bàn tay ấn và miết bột ra xa. Lưu ý là ấn và miết bột ra xa, chứ không phải ấn xuống. Tiếp theo xoay khối bột một góc 90 độ, rồi lặp lại hai bước trên sao cho đạt yêu cầu bột tạo thành khối đồng nhất, mịn, đàn hồi.

Cho cục bột vào lại cái tô và bọc kín bằng màng bọc thực phẩm để bột nở gấp đôi trong khoảng 1 tiếng.

Bước 3: Tạo hình bánh

Khi đủ thời gian, chị em lấy bột bánh ra lăn dài, chia làm 7 phần.

Cán dẹt mỗi phần bột, sau đó cuộn tròn lại tạo chóp nhọn ở hai đầu, cứ thực hiện như vậy với 7 phần bột.

Tiếp tục phủ kín bột 15 – 30 phút, rồi dùng dao lam rạch một đường dài trên mặt của khối bột.

Bước 4: Nướng bánh mì

8

Lót giấy nến dưới đáy và điều chỉnh nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 trong 5 phút để làm nóng nồi.

Khi nồi nóng thì chị em cho bột vào nồi và phun sương lên mặt bánh để không bị khô.

Sau đó cứ để nướng ở nhiệt độ 180, canh chừng khoảng 20 phút thì lật mặt bánh, nướng tiếp thêm 5 phút nữa là xong rồi nhé.

Với cách làm đơn giản này, chị em có thể làm bánh mì ngay tại nhà vừa nóng hổi, giòn ngon lại đỡ mất công đi mua ở ngoài.