7 loại quả đ:ại k:ỵ không bày mâm ngũ quả Tết Giáp Thìn: Lộc đâu không thấy chỉ r:ư:ớc x:ui

0
1000

 

7 loại quả đ:ại k:ỵ không bày mâm ngũ quả Tết Giáp Thìn: Lộc đâu không thấy chỉ r:ư:ớc x:ui

Theo quan điểm về mặt phong thủy, có những loại quả dưới đây không nên bày lên mâm ngũ quả.

Quả có hình thù dị dạng, kỳ quái

Những quả méo mó và có nhiều vết sẹo, gai góc, quả héo, hỏng,… là những quả sẽ mang đến nguồn năng lượng xấu, không nên bày trong mâm ngũ quả ngày Tết. Đồng thời những loại quả này cũng thể hiện sự không thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên.

qua
Những loại quả đã chín nẫu

 

Gia chủ không nên lựa chọn những loại trái cây đã chín nẫu như đu đủ chín, xoài chín, chuối chín vì mâm ngũ quả bày trên bàn thờ thường phải bày lâu ngày, nếu lựa chọn quả chín mà bàn thờ thường có không khí ấm hơn dễ khiến các loại quả này bị nẫu, thu hút ruồi muỗi, các loại bọ tới làm ổ, khiến nơi thờ cúng bị ô uế.

Những loại quả có gai nhọn

Theo quan niệm phong thủy, những đồ vật, loại quả có gai nhọn thường mang theo những nguồn năng lượng xấu, không nên bày lên bàn thờ để tránh việc chúng gây ảnh hưởng đến tài lộc, vận trình của gia đình. Vì vậy, ta cần tránh bày những loại quả như mít, sầu riêng.

Trái cây giả
qua4
“Trần sao âm vậy”, người trần đâu có “ăn” được trái cây giả, vậy thử hỏi người âm sao “hưởng” được?

Các chuyên gia phong thủy vẫn luôn khuyên rằng tuyệt đối không cúng bái các loại hoa quả giả bởi đó là hành động không tôn trọng ông bà, tổ tiên, và cũng không tốt cho phong thủy.

Quả mọc sát đất

Những loại quả mọc sát đất hoặc có họ hàng với rau như cà chua, me hay thanh trà, dứa… cũng ít khi được lựa chọn để sắp lên mâm lễ thắp hương.

Trái cây dùng để cúng trước hết phải đạt yêu cầu là có hình thù tròn trịa và đều đặn, vỏ mịn trơn láng vì chúng mang năng lượng tốt, tượng trưng cho sự suôn sẻ, thuận lợi. Ngoài ra, tròn tượng trưng cho trời (trời tròn đất vuông), thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng.

Quả có vị cay, đắng
qua5
Khi chọn trái cây bày mâm ngũ quả ngày Tết, tuyệt đối không bày những loại quả có vị cay, đắng hoặc quá chua. Có quan niệm cho rằng, “trần sao âm vậy”, dâng lên Thần Phật gia tiên những thứ quả quá đắng cay các Ngài cũng không thụ hưởng được.

Vì thế, nên tránh những loại quả chua chát, đắng, cay để cúng gia tiên hay bày mâm cơm cúng Tết.

Quả thuộc hệ rau

Các loại quả như cà chua, thanh trà, chua me… cũng là loại quả không nên bày trên mâm ngũ quả ngày Tết 2024. Dù cho sắc màu của các loại quả này có đẹp đến mấy, bày trên ban thờ là điều không nên bởi không thể hiện sự thành kính với gia tiên, Thần Phật.

Xem thêm ;

Đừng mua cà chua nữa, tự trồng cà chua tại nhà cây lớn ‘nhanh như thổi’, quả sai trĩu trịt

Khỏi cần tốn một giọt mồ hôi, bạn sẽ tha hồ trồng được cà chua ngon sạch với 3 cách trồng cà chua đơn giản nhanh cho thu hoạch dưới đây.

Cà chua có thể trồng vào ba thời vụ phổ biến trong năm là vụ sớm (gieo vào tháng 7 – 8, trồng tháng 8 – 9, thu hoạch vào cuối tháng 10 – 12), vụ chính (gieo từ giữa tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng 11 để thu hoạch vào tháng 2 – 3), và vụ muộn (gieo tháng 11, trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 3 – 4).

Ngày từ bây giờ, các bạn có thể bắt tay vào trồng vài cây cà chua trong vườn hoặc trong thùng xốp để vài tháng sau có cà chua ngon sạch ăn thoải mái. Nên lưu ý rằng, đất trồng cà chua là loại giàu dinh dưỡng, có thể trộn đất và trấu cùng phân cá đã ủ mục hoặc phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.

Dưới đây là 3 cách trồng cà chua nhanh gọn đơn giản nhất mà không cần tốn nhiều công sức.

1. Trồng cà chua từ chồi non

Bạn cần chuẩn bị:

– Chồi của cây cà chua khỏe mạnh, chọn chồi không quá non, khỏe, tươi tốt và không sâu bệnh (Có thể đi xin hoặc cắt từ cây cà chua cũ trong vườn nhà).

– Cốc nước sạch

Cách bước thực hiện:

– Đối với cách trồng cà chua này, khi cắt chồi cây, chú ý cắt vào sát nách của cành chính. Số lượng chồi cắt tùy ý. Sau khi cắt, đặt ngay chồi cây cà chua vào bình nước sạch đã chuẩn bị sẵn.

– Đặt bình ra chỗ có nắng nhẹ, chú ý thay nước cho bình cây thường xuyên.

– Đợi 1-2 tuần sau khi rễ mới của chồi cây đã mọc ra thì bạn có thể mang những chồi cây này đi trồng trong vườn hoặc thùng xốp.

2. Cách trồng cà chua từ miếng thái lát

Bạn cần chuẩn bị:

– Một quả cà chua chín già không bị thối, dập nát.

– Chậu hoặc xô vừa phải có để sẵn đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có lỗ thoát nước bên dưới.

Cách bước thực hiện:

– Thái một quả cà chua ra thành 5-6 lát có độ dày vừa phải.

 

– Đặt các lát cà chua đã thái cẩn thận vào bề mặt đất trong xô hoặc chậu, cách đều nhau và không đặt sát thành chậu.

– Sau khi đã đặt xong thì phủ một lớp đất mỏng lên trên các miếng cà chua, dàn đều đất và không nén quá chặt.

– Chú ý tưới ẩm cho chậu thường xuyên. Sau khoảng 10 ngày, hạt sẽ nảy mầm. Khi cây con đã cứng cáp, có thể mang cây đi trồng trong vườn hoặc thùng xốp đã chuẩn bị đất sẵn.

3. Trồng cà chua kiểu truyền thống

Ngoài 2 cách trên, bạn có thể tham khảo cách trồng cà chua truyền thống từ hạt và cây giống như sau:

– Trồng cà chua từ hạt: Sau khi chuẩn bị được hạt khỏe, không mối mọt, bạn gieo hạt giống vào chậu ươm (bầu đất hoặc cốc nhựa, chai lọ). Nên để chậu ươm ở nơi có đủ nắng, nếu muốn ươm trong nhà thì phải có đèn huỳnh quang hoặc đèn có ánh sáng màu vàng đặt cách 12 – 15cm thì mới đủ điều kiện để hạt nảy mầm.

Trong giai đoạn ươm hạt, nên để trên cao hoặc có biện pháp phòng tránh chuột. Thời gian nảy mầm của hạt giống cà chua trung bình từ 7 đến 14 ngày.

 

– Trồng từ cây giống: Cây giống có chiều cao từ 10-25cm thì bạn có thể đánh sang chậu trồng mới. Trước tiên, làm đất cho tơi xốp, trồng cây con vào giữa chậu, độ sâu của thân cây dưới đất khoảng 50% thân cây. Khoảng cách giữa 2 cây nên cách nhau từ 50-100cm.

Bạn cũng có thể tham khảo cách trồng cà chua ghép với thân khoai tây, vừa cho thu hoạch cà chua lại có khoai tây tại đây .

Lưu ý chung sau khi trồng cà chua

7-10 ngày đầu tiên sau khi trồng, cần tưới đều đặn cho cây vào buổi sáng hoặc 4-5 giờ chiều, chú ý tưới vào gốc, hạn chế làm ướt lá để tránh sâu bệnh. Có thể dùng nước vo gạo để tưới cây cà chua hàng ngày rất tốt.

 

Tùy vào từng giai đoạn của cây mà tưới lượng nước vừa phải. Khi cây còn nhỏ, cần lượng nước vừa phải thì tưới khoảng 500ml/ngày. Khi cây ra hoa kết quả thì tưới lượng nhiều hơn để cây không bị khô héo và quả không bị rụng.

 

Nếu trồng cây cà chua lớn thì khi cây được 1,5 – 2 tháng tuổi, bạn cần làm giàn hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả. Kích cỡ của cọc đỡ hay giàn tùy thuộc vào loại cây cà chua mà bạn lựa chọn để trồng.

Có thể bón thêm phân dynamic chuyên dùng bón cây cà chua để bổ sung dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là khi cây ra hoa, kết quả. Khi cây cho quả được khoảng 2 tuần thì bón thêm một lượt phân nữa để nuôi cây.

Chỉ sau khoảng 2 tháng từ lúc trồng cây cà chua vào chậu là bạn đã có thể bắt đầu thu hoạch quả. Quả nên được hái lúc chín đỏ trên cây sẽ có lượng chất khô hòa tan, vitamin C và đường nhiều, bổ dưỡng nhất.
Chúc các bạn thành công với những cách trồng cà chua đơn giản trên!