Cây thiết mộc lan có ý nghĩa gì? Tuổi nào trồng thiết mộc lan là tốt nhất?

0
885

Cây thiết mộc lan có ý nghĩa gì? Tuổi nào trồng thiết mộc lan là tốt nhất?

Cây thiết mộc lan là loại cây quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa của loại cây này.

cay-thiet-moc-lan-01

Ý nghĩa của cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan còn được một số nơi gọi là cây phất dụ thơm, cây phát tài. Loại cây này có hoa họ tóc tiên. Tên khoa học của nó là Dracaena fragrans, có nguồn gốc tại Tây Phi. Hiện nay, nó được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Cây thiết mộc lan có lá xanh, dài, bề mặt bóng mượt. Phần giữa lá có sọc rộng màu vàng. Lá cây có thể đạt tới chiều dài 100cm và rộng 10cm. Cây thiết mộc lan có hoa. Hoa của cây này thường nở vào giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân. Hoa của cây thiết mộc lan mọc thành chùm, màu trắng. Đặc biệt, hoa có hương thơm dịu nhẹ, khá dễ chịu. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc thì cây thiết mộc lan sẽ không ra hoa.

Cây thiết mộc lan không chỉ có tác dụng trang trí nhà cửa, thanh lọc không khí, hấp thu các bức xạ điện tử phát ra từ các thiết bị điện tử mà còn có ý nghĩa tốt trong phong thủy.

Theo phong thủy, cây thiết mộc lan là loại cây tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng. Cây này ra hoa nghĩa là điềm lành đang đến với gia chủ, dự báo tiền tài sắp đến.
cay-thiet-moc-lan-01
Vị trí nên trồng cây thiết mộc lan

Theo ngũ hành, cây thiết mộc lan thuộc hành Mộc. Trồng cây thiết mộc lan ở hướng Đông hoặc hướng Đông Nam của ngôi nhà có thể mang đến may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Gia chủ có thể đặt cây thiết mộc lan ở lối đi, sảnh, cầu thang hoặc gần bàn làm việc.

Đặt cây thiết mộc lan ở tiền sảnh giúp mang đến may mắn, mang lại sự tươi sáng, giúp mọi điều thuận lợi.

Để cây thiết mộc lan ở phòng làm việc giúp thu hút vượng khí, vậy may, giúp việc làm ăn của gia chủ diễn ra thuận lợi.

Để cây thiết mộc lan ở phòng khách giúp hút tài lộc, rước may mắn vào nhà.

Trồng cây thiết mộc lan ở hành lang giúp trang trí, tạo sự thoáng mát, tươi xanh, thanh lọc không khí, mang lại sức khỏe tốt cho cả gia đình.

Ngoài ra, có thể để cây thiết mộc lan ở chân cầu thang hoặc các khu vực khác trong nhà để trang trí, tạo điểm nhấn, mang may mắn, tài lộc đến với gia chủ.
cay-thiet-moc-lan-02
Mênh nào, tuổi nào trông cây thiết mộc lan?

Theo ngũ hành, gia chủ mệnh Hỏa và mệnh Mộc trồng loại cây này rất tốt.

Một số tuổi mang mệnh Mộc: 1958 – tuổi Mậu Tuất, 1959 – tuổi Kỷ Hợi, 1973 – tuổi Quý Sửu, 1980 – tuổi Canh Thân, 1981 – tuổi Tân Dậu, 1988 – tuổi Mậu Thìn, 1989 – tuổi Kỷ Tỵ, 2002 – tuổi Nhâm Ngọ, 2003 – tuổi Quý Mùi.

Một số tuổi mang mệnh Hỏa: 1956 – tuổi Bính Thân, 1957 – tuổi Đinh Dậu, 1964 – tuổi Giáp Thìn, 1965 – tuổi Ất Tỵ, 1978 – tuổi Mậu Ngọ, 1979 – tuổi Kỷ Mùi, 1986 – tuổi Bính Dần, 1987 – tuổi Đinh Mão, 1994 – tuổi Giáp Tuất, 1995 – tuổi Ất Hợi.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Xem thêm ;Luộc ngô đừng cho đường: Thêm thứ này, ngô thơm mềm, ngọt lừ

Khi luộc ngô, bạn đừng cho đường. Có một loại gia vị khác giúp ngô ngon ngọt hơn mà bạn nên thêm vào nồi.

Ngô chứa nhiều tinh bột giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Nó cũng cung cấp chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, ngừa táo bón.

Ngô có lượng calo thấp, ít sucrose nên có thể dùng để thay thế các thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều calo khác trong khi muốn giảm cân.

Ngô, đặc biệt là ngô ngọt chứa chất lutein giúp cải thiện thị lực. Các chất chống oxy hóa trong ngô giúp bảo vệ tim mạch.

meo-luoc-ngo-01

Cách chọn ngô ngon

Khâu chọn ngô sẽ quyết định đến độ ngon của món ngô luộc. Nên chọn những bắp ngô tươi; lớp vỏ ngoài màu xanh chưa bị khô héo; phần râu ngô vẫn có độ mềm mượt, không bị khô. Chú ý phần cuống của bắp ngô phải còn tươi, không bị khô. Ngô mới thu hoạch sẽ có vị ngọt hơn. Ngô để lâu thường không ngon bằng.

Khi mua ngô, bạn có thể tách lớp vỏ bên ngoài ra để kiểm tra hạt bên trong. Hạt ngô phải căng mẩy, đều và bóng. Không lựa những bắt có hạt bị sâu.

Bạn có thể dùng móng tay bấm vào một hạt ngô để xem đó là bắp non hay già. Bắp già thường sẽ bị cứng. Lưu ý, không chọn bắp quá non vì sẽ ít tinh bột.

Không cần chọn những bắp ngô quá to. Ngô chỉ cần thon dài vừa phải là được.

Mẹo luộc ngô

Cách luộc ngô khá đơn giản. Thông thường, mọi người sẽ cho ngô vào nồi, thêm nước và luộc chín. Một số người sẽ cho thêm đường để tạo độ ngọt. Tuy nhiên, nếu mua được ngô tươi, không quá non, không quá già thì bạn không cần cho đường ngô vẫn sẽ có độ ngọt tự nhiên.

Thay vì sử dụng đường, bạn nên cho một loại gia vị khác để ngô đậm vị hơn.

– Làm sạch ngô trước khi luộc

meo-luoc-ngo-02Trước khi luộc ngô, bạn cần bóc bớt lớp vỏ già bên ngoài bắp ngô, để lại khoảng 2-3 lớp vỏ mỏng. Giữ lại một vài lớp vỏ sẽ giúp ngô thơm và ngọt hơn.

– Nêm gia vị khi luộc ngô

Rửa sạch ngô rồi cho vào nồi. Thêm nước vào nồi cho ngập khoảng 2/3 lượng ngô. Thêm một chút muối

meo-luoc-ngo-03Hai nguyên liệu này giúp ngô có vị ngọt thanh, mềm và mọng nước.

Kiểm tra thấy hạt ngô chín mềm thì tắt bếp.

meo-luoc-ngo-04– Luộc ngô bằng sữa

Để tăng hương vị của ngô, thay vì sử dụng nước, bạn hãy dùng sữa để luộc ngô.

Cho ngô đã sơ chế sạch vào nồi và thêm khoảng 2 gói sữa tươi không đường. Thêm nước cho đủ ngập bắp ngô. Bật bếp vào đun cho nước sữa trong nồi sôi lên.

Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, thêm 1 miếng bơ nhỏ và một chút muối.

Luộc đến khi hạt ngô chín mềm là được.

Ngô luộc với bơ và sữa sẽ ngậy béo hơn so với việc chỉ luộc với nước thông thường