Rã đông tôm đừng ngâm nước lã, làm theo cách này thịt tôm chắc ngọt, tươi rói như mới bắt

0
441

Cách rã đông tôm

– Rã đông tôm chậm

Với thực phẩm, cách rã đông từ từ trong ngăn mát tủ lạnh là cách an toàn nhất. Với tôm cũng vậy. Để rã đông tôm, bạn sẽ bỏ tôm từ ngăn đá sang ngăn mát. Trong khoảng 6-8 tiếng, tôm sẽ mềm ra. Bạn chỉ cần lấy tôm ra, rửa sạch và chế biến là được.

Với cách này, nếu bạn có kế hoạch chế biến món tôm thì nên bỏ tôm từ ngăn đá sang ngăn mát từ tối hôm trước. Đến ngày hôm sau là tôm được rã đông hoàn toàn và sẵn sàng để chế biến bất cứ lúc nào.
ra-dong-tom-01

– Rã đông tôm bằng nước đá

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu nước nhỏ, thêm vài cục đá lạnh vào chầu. Bỏ tôm vào chậu nước đá lạnh này ngâm trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn có thể kiểm tra. Tôm sẽ mềm ra và có thể đem đi chế biến ngay. Cách này vừa nhanh vừa giữ được độ tươi ngon của tôm, đặc biệt là với tôm được cấp đông khi còn sống.

– Rã đông tôm bằng nước muối

Nước muối có thể giúp đẩy nhanh quá trình rã đông cũng như khiến tôm không bị nhạt thịt. Cứ một lít nước lạnh, bạn hãy thêm 2 thìa muối nhỏ và khuấy đều cho đến khi muối tan. Cho tôm vào ngâm trong nước này từ 10-20 phút. Tùy theo số lượng và kích cỡ của tôm, thời gian rã đông sẽ khác nhau. Khi tôm mềm, bạn chỉ cần vớt tôm và rửa lại bằng nước sạch là được.

– Rã đông tôm dưới vòi nước chảy

Để tôm tan băng nhanh chóng, bạn có thể để tôm trực tiếp dưới vòi nước chảy. Hãy cho tôm vào một cái rổ rồi mở vòi nước. Cho nước chảy từ từ vào tôm, chú ý lật tôm trong rổ để nước có thể chạy quả tất cả các con tôm. Thông thường, chỉ mất 5-10 phút là các con tôm sẽ tách rời nhau và mềm ra.

Mẹo luộc tôm đông lạnh

Sau khi tôm được rã đông, bạn hãy rửa tôm thật sạch. Sau đó, ướp tôm với một ít gừng thái chỉ, rượu nấu ăn trong khoảng 5-10 phút. Việc ướp này sẽ giúp tôm không bị tanh.

Chị một nồi nước (không cần quá nhiều vì nhiều nước sẽ khiến tôm bị nhạt). Thêm vào nước một ít dầu ăn, sả đập dập, gừng thái lát, hành tươi. Các loại gia vị này sẽ giúp tôm thơm ngon hơn, dầu ăn giúp tôm lên màu bóng đẹp. Bạn cũng có thể nêm một chút muối để tôm đậm đà, thịt không bị bở.
ra-dong-tom-02
Khi nước sôi, bạn hãy thả tôm vào nồi. Khi toàn bộ con tôm chuyển sang màu đỏ hồng, thân tôm hơi cong nhẹ tức là tôm đã chín. Lúc này, hãy vớt tôm ra ngay. Luộc quá lâu sẽ khiến tôm bị cứng, dai. Với tôm nhỏ, bạn chỉ cần luộc 2-3 phút, tôm to hơn thì có thể luộc 5-7 phút.

Tôm luộc vướt ra rổ cho ráo nước rồi mới xếp vào đĩa. Tôm ăn nóng cùng với các loại sốt chấm.

Nếu chuẩn bị tôm cho các món khác như bún hải sản, gỏi, bạn có thể vớt tôm ra và ngâm ngay vào bát nước đá. Tôm nóng gặp đá lạnh sẽ săn lại, thịt chắc hơn và cũng dễ bóc vỏ hơn.

xem thêm;

Bất ngờ công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá dong gói bánh chưng: Tôi quá tiếc vì giờ mới biết

Lá dong không chỉ là loại lá thực hiện công năng bao bọc gạo để gói bánh mà thực sự là một thảo dược tốt cho sức khỏe.

Trong ẩm thực Việt Nam không thể thiếu được lá dong. Lá dong để gói bánh đặc biệt bánh chưng cần lá dong. Đó là hương vị không thể thiếu mỗi khi Tết đến, mỗi khi nói tới bánh chưng. Lá dong là loại cây thân cỏ, hay mọc ở khu gần rìa nước. Lá dong được dùng chủ yếu để gói bánh chưng vừa để bao bọc bánh, vừa để tạo màu xanh vỏ bánh vừa tạo hương thơm đặc trưng mà khi thay thế bằng lá khác thì không thể nào tạo được hương vị đúng của bánh chưng truyền thống nữa.
la-dong-goi-banh-chung

Thế nhưng ít ai biết lá dong còn là thảo dược dùng để trị bệnh. Thông thường lá dong dùng làm thuốc thì sẽ dùng lá tươi

Lá dong có vị ngọt nhạt, mùi thơm nhẹ, tính hơi hàn,  quy vào kinh Can có tác dụng thanh lọc giải độc, tốt cho gan thận.

Công dụng của lá dong là giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, mát gan, chỉ huyết.

Bộ phận dùng: Lá của cây dong được dùng gói bánh và chữa bệnh.

Lá dong có thể thu hái quanh năm nhưng thời điểm thu hái nhiều nhất là gần Tết nguyên đán (tháng 11-12 âm lịch) nhằm mục đích gói bánh chưng, bánh tét. Khi sử dụng làm thuốc, lá dong được dùng ở dạng tươi.

Một số bài thuốc từ lá dong

– Dùng làm thuốc giải rượu, chữa say rượu: Bạn lấy lá dong tươi 100 – 200g rửa thật sạch sau đó giã nát, vắt lấy nước uống trực tiếp. Trong trường hợp muốn đề phòng nhiễm khuẩn thì cũng có thể nấu nước lá dong rồi uống.

– Lá dong dùng thanh nhiệt giải độc: Lá dong tươi 100 – 200g nấu với 1 lít nước, uống trong ngày. Bạn có thể cho lá dong vào ấm và hãm như hãm trà rồi uống.

– Lá dong chữa rắn cắn: Lá dong tươi lượng vừa đủ, giã nát, lấy bã đắp vết rắn cắn. Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

– Lá dong chữa lành vết thương: Bạn dùng lá dong 100g rửa thật sạch sau đó mang đi giã nát, đắp và băng lên vết thương giúp cầm máu.
la-dong-chua-benh
Tránh nhầm lẫn khi dùng lá dong

Cây lá dong gói bánh chưng có hình dạng gần giống với cây dong lấy củ để sản xuất miến. Thế nên bạn cần chú ý hai loại này. Loại lá dong lấy củ thì thường có viền màu đỏ tía và dáng lá sẽ không có gân sống ở giữa thẳng như lá dong gói bánh chưng. Bên cạnh đó, phần lớn bài thuốc từ lá dong chỉ được lưu truyền trong dân gian nên tác dụng và mức độ cải thiện bệnh chưa được xác định. Do đó, với các trường hợp bệnh sử dụng lá dong chữa bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn trước khi áp dụng để tránh hậu quả đáng tiếc.