Tận dụng đầu tôm xay ra để nấu canh là s;ai lầm: Biết lý do nhiều người rù;ng mì;nh không bao giờ ăn nữa 

0
332

Nhiều người khi chế biến tôm sẽ dùng phần đầu xay ra để nấu canh. Tuy nhiên, đây là cách làm không thực sự tốt.

Vì sao không nên dùng đầu tôm để nấu canh?

Tôm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa ít chất béo nhưng lại giàu protein, kali, phốt pho, magie, i-ốt… 100 gram tôm có thể cung cấp 17-20 gram protein. Đây là thực phẩm có thể dùng để bồi bổ cho người có sức khỏe kém, giúp bổ sung đạm và canxi cho cơ thể. Tôm là món ăn bổ dưỡng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa một số bệnh mạn tính.dau-tom-02
Thịt tôm chính là phần bổ dưỡng nhất. Với suy nghĩ ăn gì bổ nấy, nhiều người cho rằng ăn phần đầu tôm có thể bổ não, bổ mắt. Không ít người xay phần đầu tôm lên để nấu canh. Tuy nhiên, các chuyên gia lại không hề khuyến khích mọi người thực hiện việc này.

Tôm là thức phẩm tốt cho sức khỏe, chứa nhiều dưỡng chất. Chế độ ăn có tôm không chỉ làm đa dạng thực phẩm mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch do tôm chứa nhiều omega-3, giúp giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, tôm cung cung cấp một lượng kẽm và sắt nhất định, giúp bổ sung các nguyên tố vi lượng cho người bị tiếu dinh dưỡng.
Empty
Chất dinh dưỡng trong tôm sẽ tập trung nhiều nhất ở phần thịt. Nhiều người cho rằng, dưỡng chất tập trung ở phần đầu và mắt tôm nên thường cố ăn phần này bằng cách xay ra để nấu nước dùng hoặc chiên phần đầu tôm lên để ăn. Tuy nhiên, đầu tôm vốn là khoang chứa các chất cặn bã. Nó có thể chứa cả các loại ký sinh trùng và kim loại nặng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia y tế thường khuyên mọi người nên hạn chế ăn đầu tôm để tránh đưa các chất có hại vào cơ thể.

Những bộ phận khác của tôm không nên ăn

Ngoài phần đầu tôm, chúng ta cũng nên tránh ăn phần vỏ tôm. Vỏ tôm khá cứng nên nhiều người cho rằng đây là phần chứa canxi, giúp chắc xương. Trên thực tế, vỏ tôm gần như không có canxi, nếu có thì cũng rất ít. Chitin mới là chất làm cho vỏ tôm có độ cứng như vậy. Đây là một dạng polymer cấu thành lớp vỏ của phần lớn các loại giáp xác. Thịt tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Do đó, vỏ tôm không hề có giá trị dinh dưỡng như mọi người nghĩ. Nó thậm chí còn khó tiêu hóa, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Khi sơ chế tôm, bạn cũng nên loại bỏ sợi chỉ đen ở sống lưng. Đó là hệ tiêu hóa của con tôm, chứa cả các chất thải. Đường chỉ này sẽ thấy rất rõ ở những con tôm to. Các vi khuẩn trong đường tiêu hóa của tôm sẽ được tiêu diệt khi tôm được nấu ở nhiệt độ cao. Do đó, nếu lỡ ăn phải đường chỉ tôm thì cũng không có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch, không bị sạn.

xem thêm;

Lỗ tròn trên dao nạo không chỉ làm cho đẹp mà có 5 công dụng 99% mọi người chưa biết: Biết rồi nhặt rau nhàn hẳn

Thông thường chúng ta vẫn thường chỉ quen dùng chức năng chính của dao nạo là nạo vỏ hay cắt thái rau củ mà ít dùng đến phần lỗ tròn.

Chiếc nạo rau củ quả cầm tay là một sản phẩm mà có lẽ nhà nào cũng phải sở hữu một cái. Bên cạnh loại thông thường với chức năng nạo vỏ thì còn có 1 loại đa năng, có thể gọt vỏ, bào sợi, cắt rau củ. Nhưng phần lỗ tròn răng cưa trên thân dao lại ít người dùng đến. Đây lại là phần có nhiều công dụng đặc biệt, biết sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc làm bếp.

Dùng bào/mài nhỏ gừng mà không bị xơ

Củ gừng tươi có đặc điểm là rất nhiều xơ, trong nhiều món nước chấm (chấm ốc, chấm cá) nếu băm hoặc giã nhỏ phần xơ này vẫn còn gây dính răng, không tiện cho người già khi ăn. Chính các lỗ tròn răng cưa trên dao nạo rau củ giải quyết được nhược điểm này. Khi mài, phần gừng mịn sẽ rơi xuống, còn xơ gừng hầu như được giữ lại giúp cho nước chấm sánh mịn hơn.

dao nạo, công dụng của dao nạo, kiến thức

Tác dụng của những lỗ tròn răng cưa trên thân dao.

 

Dùng bào nhuyễn nghệ tươi

Trong một số món ăn cần giã nghệ tươi sẽ lỉnh kỉnh chày, cối và vệ sinh màu vàng nghệ dính khiến nhiều người nội trợ ái ngại. Hơn nữa nếu giã nhiều dễ bị văng nghệ lên áo, giã không kỹ còn không đều mịn. Nếu dùng các lỗ tròn trên dao nạo này vừa giúp mài nhuyễn và đều nghệ tươi, tối giản được vấn đề vệ sinh cối chày, nghệ dính vật dụng, tay và văng bẩn quần áo.

Dùng bào nhuyễn tỏi

Thay vì phải băm tỏi, bạn có thể dùng các lỗ tròn răng cưa này bào mịn tỏi một cách nhanh chóng.

dao nạo, công dụng của dao nạo, kiến thức

Bào nhỏ đồ ăn dặm (khoai tây, cà rốt, phô mai…) cho bé

Khi chế biến ăn dặm mỗi bữa cho bé số lượng khá ít mà lại cần làm nhỏ, nhuyễn thực phẩm khiến không ít mẹ trẻ đau đầu. Hầu như mọi người đều luộc mềm nhừ khoai tây, cà rốt… rồi dằm/xay nhuyễn rất tốn thời gian và cần làm số lượng nhiều, nếu để lâu chất dinh dưỡng cũng hao hụt phần nhiều. Các lỗ tròn răng cưa trên thân dao có tác dụng bất ngờ và rút gọn thời gian, công sức khi bào mịn thực phẩm với khẩu phần nhỏ.

Dùng tuốt rau cọng nhỏ

Với những người da tay mỏng yếu, những lỗ tròn răng cưa này giúp việc tuốt các loại rau cọng nhỏ như rau ngót, rau cải lá xoăn… dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần cho phần cuống vào qua lỗ rồi cầm kéo lên là tuốt gọn gàng lấy được phần lá xanh. Chú ý với rau cải xoăn cọng khá giòn, cần thao tác nhẹ nhàng để tránh bị gãy giữa chừng.

dao nạo, công dụng của dao nạo, kiến thức

Ngoài ra, các lỗ tròn này cũng giúp giải phóng áp lực tức thì khi dùng bào hoặc nạo sợi liên tục nhằm tăng độ bền cho dụng cụ nạo.