Các bài thuốc thảo dược ngâm chân
Gừng: Tác dụng giải biểu tán hàn (tạo sự ấm nóng phần ngoài của cơ thể, làm ra mồ hôi nhẹ), ôn thông kinh mạch giúp tuần hoàn máu tốt.
Cách làm: Gừng tươi 20 g, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 35 – 39 độ C là ngâm được
Ngải cứu: Có tác dụng hành khí hoạt huyết, giảm đau, ôn ấm tử cung.
Cách làm: Ngải cứu tươi 20 g, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 35 – 39 độ C thì ngâm hai chân
3. Vỏ quế và hoa tiêu: Có tác dụng ôn thận, bổ hỏa trợ dương (cải thiện các tình trạng bệnh do phần dương của cơ thể bị suy kém).
Cách làm: Vỏ quế, hoa tiêu mỗi thứ 15 g cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 35 – 39 độ C là được.
4.Tiểu hồi: Có tác dụng khứ hàn thấp, làm ấm vùng dưới rốn.
Cách làm: Tiểu hồi 10 g, có thể kết hợp gừng tươi, vỏ quế, cho vào nồi với nước đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 35 – 39 độ C là được
5.Ngâm chân lá lốt và muối
-Bạn cần chuẩn bị lá lốt, thân lá lốt và một ít muối hột.
-Rửa lá lốt sạch sẽ.
-Cho vào nồi với 1.5 lít nước đun sôi, có thể thêm muối ngay khi nấu hoặc trong quá trình ngâm chân.
-Đổ nước vào chậu đợi nước nguội hoặc cho thêm nước lạnh vào để có thể hạ nhiệt nhanh. -Để có được hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp massage nhẹ nhàng xung quanh bàn chân khi ngâm.
-Sau từ 10 – 15 phút, bạn hãy nhấc chân và lau khô
Thời gian ngâm chân thường khoảng 15-20 phút có thể kéo dài đến 30 phút nhưng không để lâu hơn nữa để tránh cho da bị khô.
-Bạn hãy massage chân khi ngâm để đạt hiệu quả tốt nhất.