Hoa giấy rất thích “uống” thứ nước này: Hòa loãng rồi tưới vào đất, hoa nở rộ quanh năm

0
716

Chỉ cần áp dụng mẹo chăm sóc hoa giấy đơn giản dưới đây bạn có thể có những cây hoa giấy nở đẹp mắt suốt năm ai cũng thích mê.

Hoa giấy là loại hoa dễ trồng và có khả năng ra hoa quanh ăm nên được nhiều người vô cùng yêu thích. Loại hoa này có nhiều màu sắc khác nhau, có thể ghép nhiều màu hoa khác nhau trên cùng một cây, nên được rất nhiều người chọn là cây cảnh trang trí cho khu vườn của nhà mình.

Ngoài ra, có nhiều gia đình chọn hoa giấy làm cách trang trí cho chiếc cổng hoặc ban công, bời rao , khuôn viên. Hoa giấy khi nở rộ có thể tạo thành khung cảnh như một biển hoa rất đẹp mắt. Thời gian ra hoa của hoa giấy rất dài. Nếu biết chăm bón tốt thì cây có thể nở hoa quanh năm. Muốn hoa giấy nở hoa liên tục, hãy làm ngay 4 việc này.

Tưới chút giấm cho hoa giấy

Theo các chuyên gia kỹ thuật chăm sóc cây cảnh cho biết thì cây hoa giấy là loại cây có nhu cầu nước vừa phải. Chính vì vậy, nó sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện nước vừa đủ. Để cây không bị ảnh hưởng bởi ngập úng, hãy đảm bảo đất trồng có khả năng thoát nước tốt. Cây sẽ phát triển tốt nhất với đất có độ pH từ 5.5 đến 6.0. Nếu bạn trồng cây hoa giấy, hãy đảm bảo rằng đất duy trì độ pH thích hợp. Cây hoa giấy chỉ phù hợp với loại đất chua, thường sẽ không ra được hoa như mong muốn nếu đất chỉ có độ pH cân bằng.

tuoi-hoa-giay

Một trong những mẹo thú vị để duy trì độ pH của đất chính là sử dụng giấm. Bạn hãy pha loãng 1 chén giấm (150ml) với 4 lít nước sạch rồi tưới vào đất. Dung dịch này không chỉ giúp đất tăng độ chua mà còn cung cấp một lượng sắt nhất định vào đất trồng. Giấm kích thích cây phát triển tốt và ra hoa thường xuyên.

Một trong những mẹo thú vị để duy trì độ pH của đất chính là sử dụng giấm. Bạn hãy pha loãng 1 chén giấm (150ml) với 4 lít nước sạch rồi tưới vào đất. Dung dịch này không chỉ giúp đất tăng độ chua mà còn cung cấp một lượng sắt nhất định vào đất trồng. Giấm kích thích cây phát triển tốt và ra hoa thường xuyên.

Cây hoa giấy tương đối dễ chăm sóc, vào mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao, nhiều nắng nên bạn cần chú ý hơn một chút. Duy trì trạng thái đất tơi xốp, thoáng khí, thường xuyên bổ sung 3 loạn phân là đạm, lân, kali thì cây hoa giấy sẽ phát triển tốt.

Một số lưu ý để cây hoa giấy sinh trưởng tốt

Chăm sóc cây sau khi nở bằng phân bón

Sau khi hoa giấy nở hoa (quá trình dài tầm 1 tháng) cây sẽ tiêu hao rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu không được bón phân và quản lý kịp thời sẽ dễ làm cho hoa giảm hoặc không nở, nếu quản lý đúng cách thì hoa giấy nở hoa quanh năm và có giá trị cao.

Lúc này, bạn cần bổ sung kịp thời phân đa nguyên tố như phân bánh do mình tự làm, phân tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho hoa giấy tiêu thụ trong quá trình ra hoa, để các cành và lá có thể phát triển một cách cân đối.

Sau khi bổ sung phân rồi tới bước kiểm soát nước, khi kiểm soát nước đồng thời bón thêm phân lân và kali 10 ngày một lần để thúc quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa nhiều hơn. Bạn chỉ cần bón khoảng ba lần là đủ, sau đó cây sẽ tuôn hoa như suối.

Kiểm soát nước

Giai đoạn 1: Cây vừa mới trồng vào chậu

Ở giai đoạn này, hệ rễ của cây vẫn còn yếu, bạn nên hạn chế tưới đẫm cho cây, tránh cho cây bị úng và thối rễ. Bạn nên tưới 2 lần/ngày vào buổi sớm và chiều muộn với lượng nước tưới vừa đủ.

Giai đoạn 2: Cây đang trong giai đoạn sinh trưởng

Ở giai đoạn này, mọi cơ quan của cây hoa giấy đã ổn định. Bạn nên tưới nhiều nước hơn để cây có thể sinh trưởng mạnh, ra nhiều chồi và lá.

Giai đoạn 3: Cây chuẩn bị ra hoa

Ở giai đoạn này, bạn phải buộc cây chuyển từ sinh trưởng sang phát triển bằng cách giảm lượng nước tưới xuống. Bạn có thể tưới còn 50% nước trong 1 tuần, sau đó ngừng tưới. Khi bạn thấy lá bắt đầu có dấu hiệu héo và chồi hoa mọc lên thì có thể tăng dần lượng nước tưới 50% và sau đó là 100% sau 7 ngày.

Cắt tỉa hoa giấy

Công việc cắt tỉa hoa giấy không chỉ giúp tạo tán hay dáng đẹp cho cây mà còn giúp trẻ hóa những cây già cỗi và kích cây ra hoa.

Vậy bạn hãy cắt tỉa cho hoa giấy thường xuyên, tỉa những cành dài để chúng ra chồi phụ, ngắt bớt những lá già để cây phân hóa chồi hoa.

xem thêm;

Đây là phần thịt ngon nhất, mỗi con gà chỉ có 2 dải bé xíu, vừa giàu đạm lại ít béo, ai sành ăn mới biết

Thịt gà ở các bộ phận khác nhau có giá trị dinh dưỡng khác nhau đáng kể, trong đó phần thăn gà được nhiều chuyên gia đánh giá cao nhất.

Thịt gà chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn hàng ngày và cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Nhưng bạn có biết rằng các phần khác nhau của thịt gà có lượng calo khác nhau?

Các nhà dinh dưỡng chỉ ra rằng hàm lượng calo của cùng một con gà sẽ khác nhau rất nhiều nếu bạn ăn các phần khác nhau. Trên thực tế, phần có hàm lượng calo và chất béo thấp nhất không phải là ức gà mà là “phi lê gà”. Phần có hàm lượng calo và chất béo cao nhất là đùi gà.

Thịt gà có nhiều bộ phận với giá trị dinh dưỡng khác nhau. (Ảnh minh họa).

Vùng ức gà có thể được chia thành ức gà và phi lê gà. Ức gà không da có khoảng 117 calo trên 100 gam, 2% chất béo và 23% protein. Phi lê gà thường được gọi là “thăn gà” và nằm ở phía trên, bên trong ức gà, dạng dải dài, mỗi con gà chỉ có hai dải. Không chỉ có vị mềm, ngọt mà phần này còn có hàm lượng chất béo thấp nhất trong cả con gà. Nó có 106 calo trên 100 gam, 0,6% chất béo và 24% protein.

Thăn gà là một lựa chọn protein lành mạnh do hàm lượng chất béo và calo thấp. Nó là một nguồn protein nạc tuyệt vời, cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa cơ bắp, cũng như duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nó cũng chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu, chẳng hạn như vitamin B, sắt và kẽm…

7 lợi ích sức khoẻ của ức gà không xương không da:

1. Hàm lượng protein nạc cao: Với 31 gam protein trên 100 gam thịt, ức gà là nguồn cung cấp protein nạc tuyệt vời để hỗ trợ sự phát triển và phục hồi cơ bắp.

2. Ít chất béo và calo: Một khẩu phần 100 gam thịt ức gà chỉ chứa 165 calo và 3,6 gam chất béo, khiến nó trở thành lựa chọn lành mạnh hơn so với những miếng thịt béo hơn.

3. Giàu vitamin và khoáng chất: Ức gà là nguồn cung cấp vitamin B, sắt và kẽm dồi dào, rất cần thiết cho việc sản xuất năng lượng, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

4. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: Do hàm lượng protein cao và lượng calo thấp, ức gà có thể giúp bạn cảm thấy no và hài lòng, giúp bạn dễ dàng duy trì cân nặng khỏe mạnh hơn.

5. Tốt cho tim mạch: Ức gà chứa ít chất béo bão hòa, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi tiêu thụ như một phần của chế độ ăn uống cân bằng.

6. Dễ tiêu hóa: Ức gà là loại protein mềm và dễ tiêu hóa nên phù hợp với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

7. Đa năng: Hương vị nhẹ nhàng và kết cấu mềm khiến ức gà trở thành món nền lý tưởng cho nhiều món ăn và phong cách ẩm thực.

Thăn gà. (Ảnh minh họa).

Các bộ phận khác của gà có giá trị dinh dưỡng thế nào?

Phần cánh gà gồm có âu cánh, cánh và đầu cánh, phần âu là phần gốc của cánh gà, 100 gam có 210 calo, 15% chất béo và protein là 18%. Phần cánh giữa, trong 100 gam có 223 calo, 17% chất béo, 16% protein. Đầu cánh có 222 calo trên 100 gam, 16% chất béo và 18% protein.

Phần chân gà bao gồm chân gà, tỏi gà (đùi gà), má đùi, trong đó chân gà có khoảng 209 calo trên 100 gam, 13% chất béo và 21% protein. Hàm lượng protein trong phần này tương đối cao, giàu chất keo nhưng không thể bổ sung collagen vì phân tử quá lớn.

Trong 100 gam đùi gà có 159 calo, 10% chất béo và 17% protein.

Má đùi gà có lượng calo cao nhất nhì trong tất cả các bộ phận của thịt gà, với 251 calo/100 gam, chất béo 21%, protein 15%.

Phần béo nhất của con gà có thể kể đến phao câu, 100 gam phao câu có 452 calo, 46% chất béo và chỉ 9% protein.