Quả đào bổ dưỡng nhưng ai không nên ăn?

0
133

Quả đào là loại trái cây quen thuộc có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý sau đây khi ăn đào.

Giá trị dinh dưỡng có trong quả đào

Theo nhiều nghiên cứu, quả đào có chứa nguồn vitamin vô cùng dồi dào với các loại vitamin như vitamin A, các loại vitamin B (B1, B2, B3, B6…), vitamin C, vitamin E, vitamin K, beta-carotene, acid pantothenic, folate… Bên cạnh đó, đào còn chứa một lượng lớn các loại khoáng chất như kali, canxi, magie, mangan, sắt, photpho, kẽm…

Ăn đào giúp bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, trong quả đào có chứa hoạt chất chlorogenic. Đây là hoạt chất có khả năng giúp cơ thể chống oxy hóa, đồng thời đẩy lùi sự hoạt động của các gốc tự do (beta cryptoxanthin, lutein…).

1. Tính vị và công dụng của quả đào

Theo Đông y, quả đào có vị chua, ngọt, tính ấm; có tác dụng tiêu thử (trừ nóng), chỉ khát (chống khát), hoạt huyết (thúc đẩy sự tuần hoàn của huyết dịch), tiêu tích (làm tan các khối u); thường dùng để chữa chứng “huyết táo tiện bí” (táo bón do huyết táo), phụ nữ bế kinh, can tỳ thũng đại (xơ gan cổ trướng), tăng huyết áp…

Ngoài ra, y gia thời xưa còn cho rằng đào là loại quả có tác dụng nhuận phế (tưới nhuần tạng phế) rất tốt, người mắc các chứng bệnh ở tạng phế nên sử dụng nhiều, do đó đào còn được gọi là “thứ quả của tạng phế” (phế chi quả).

Không nên ăn đào khi đang sử dụng các loại thuốc hạ nhiệt.

Không nên ăn đào khi đang sử dụng các loại thuốc hạ nhiệt.

Theo các nghiên cứu hiện đại, thành phần các chất dinh dưỡng trong quả đào rất phong phú và đa dạng. Ngoài hàm lượng lớn các loại đường như saccharose, glucose và fructose, còn chứa nhiều loại chất khoáng, vitamin và các acid hữu cơ. Hàm lượng sắt trong thịt quả đào tương đối cao nên đào là thứ trái cây lý tưởng đối với những người bị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Ngoài ra trái đào còn là một loại thuốc lợi tiểu thiên nhiên do có hàm lượng kali cao, và hàm lượng natri lại thấp, người bị mắc các chứng phù thũng nên dùng thường xuyên.

2. Ai không nên ăn đào?

– Đào là loại trái cây có hàm lượng đường cao. Khi dùng các loại thuốc hạ nhiệt không nên sử dụng những thức ăn chứa nhiều chất đường, vì thuốc hạ nhiệt cùng với những thức ăn nhiều đường sẽ kết hợp thành những hợp thể làm giảm tốc độ hấp thụ thuốc trong giai đoạn đầu.

– Khi sử dụng loại thuốc chống viêm glucocorticoid không nên ăn đào. Thuốc glucocorticoid có tác dụng ức chế sự phân giải đường (đào là loại trái cây có lượng đường cao). Nếu ăn những thức ăn nhiều đường, có thể làm cho đường huyết tăng nhanh chóng.

– Khi ăn ba ba và uống những loại thuốc Đông y có vị bạch truật, không nên ăn đào. Sách “Nhật dụng bản thảo” viết: “Đào dữ miết nhục đồng thực hoạn tâm thống, phục truật nhân kỵ chi” – nghĩa là khi ăn thịt ba ba và sử dụng vị thuốc bạch truật, không nên ăn đào.

Sau cùng, không nên ăn những quả đào có 2 hạt. Quả đào có 2 hạt theo quyển thứ 7 trong sách “Thực kinh”: Quả đào có 2 hạt có độc, không được ăn; ăn vào có thể gây nên những triệu chứng trúng độc như đau bụng, tiêu chảy.

    Người bị đái tháo đường: Mặc dù lượng đường trong đào không cao nhưng nếu ăn quá nhiều đào cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.
    Người bị nóng trong, hay bị nhiệt, người mới khỏi ốm, trẻ nhỏ có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện cũng là những đối tượng không nên ăn quá nhiều đào.
    Phụ nữ mang thai: Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều đào một lúc. Bởi theo Đông y, quả đào có tính nóng, dễ sinh nhiệt cho cơ thể và dễ khiến mẹ gặp phải các vấn đề liên quan đến xuất huyết nếu ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, lông trên vỏ đào có thể khiến mẹ bầu bị ngứa rát cổ họng, thậm chí là dị ứng. Ngoài ra, lượng acid folic có trong đào có thể khiến mẹ bầu bị chuột rút, mẩn ngứa, buồn nôn nếu ăn quá nhiều. Tốt nhất, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn từ 2 đến 3 quả đào mỗi tuần mà thôi.

    3. Bài thuốc từ quả đào

    – Chữa hen suyễn, viêm khí phế quản: Đào chín 1,5 kg, rửa sạch, gọt vỏ, thái lát bỏ hạt, trộn đều với 800ml mật ong, đựng vào lọ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

    – Chữa chứng miệng khô họng khát, mệt mỏi, táo bón, thiếu máu do thiếu sắt: Đào tươi, ăn hàng ngày. Mỗi lần 1-2 quả.

    – Trợ giúp tiêu hóa, kiện vị, nhuận tràng, giải khát: Đào chín gọt vỏ, cắt miếng, bỏ hạt, ướp với đường, pha nước, ăn tráng miệng.

    – Chữa mồ hôi trộm, giúp ích khí, bổ phế: Đào chín 3 quả, gạo tẻ 80g. Đào rửa sạch, bỏ hạt, xay nhỏ, nấu cùng với gạo thành cháo. Khi cháo chín có thể cho đường vừa miệng. Ngày ăn 2 lần (sáng và tối).

    – Chữa kinh nguyệt không đều, kinh ít, bế kinh: Đào chín 2 quả, đào nhân (hạt đào) 9g, sirô đào 30g. Đào gọt vỏ ngoài, bỏ hạt, cho đào nhân, sirô đào, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Ăn trong ngày.

    Theo BS Vũ Quốc Trung/SKĐS