Mộc nhĩ và mộc nhĩ đen có tác dụng gì?
Sử dụng mộc nhĩ đúng cách để không hại sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet
Mộc nhĩ đen là một loại trong họ mộc nhĩ. Chúng là một loại nấm hoang dã có thể ăn được. Mộc nhĩ đen chủ yếu được tìm thấy ở Trung Quốc nhưng nó cũng phát triển mạnh ở các vùng khí hậu nhiệt đới như quần đảo Thái Bình Dương, Nigeria, Hawaii và Ấn Độ. Chúng thường mọc trên các thân cây và các khúc gỗ mục tự nhiên nhưng cũng có thể được trồng một cách có chủ đích để thu hoạch làm dược liệu.
Mộc nhĩ và mộc nhĩ đen đều được biết đến với độ đặc như thạch và độ dai khác biệt so với các loại thực phẩm khác. Chúng cũng đã trở thành một thành phần ẩm thực phổ biến trong một loạt các món ăn của người châu Á. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong hàng trăm năm trở lại đây. Vậy mộc nhĩ và mộc nhĩ đen có tác dụng gì? Và ăn mộc nhĩ có tốt không?
Mặc dù mộc nhĩ có nhiều công dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, các nghiên cứu khoa học về nó vẫn đang ở giai đoạn đầu và chưa có gì chắc chắn về việc chúng có lợi ích với sức khỏe. Nhiều người cho rằng loại nấm này đã được ghi nhận về khả năng tăng cường miễn dịch và các đặc tính kháng khuẩn. Các tác dụng của mộc nhĩ đã được khoa học chứng minh bao gồm:
Chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ: Nấm, bao gồm cả các loài Auricularia, nói chung có nhiều chất chống oxy hóa. Các hợp chất thực vật có lợi này giúp chống lại tình trạng stress oxy hóa trong cơ thể, có liên quan đến chứng viêm và một loạt các loại bệnh lý khác nhau. Hơn nữa, nấm thường có chứa chất chống oxy hóa polyphenol mạnh mẽ. Chế độ ăn giàu polyphenol có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mạn tính, bao gồm cả bệnh tim mạch chuyển hóa.
Có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch: Tương tự như các loại nấm khác, mộc nhĩ tự hào có chứa nhiều prebiotics – chủ yếu ở dạng beta glucan. Prebiotics là một loại chất xơ mang đến cho cơ thể một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh cũng như làm tăng tỷ lệ các vi khuẩn thân thiện trong đường ruột của chúng ta. Những chất này thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa và duy trì sự hoạt động đều đặn của ruột. Điều thú vị là hệ vi sinh vật đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ đối với sức khỏe miễn dịch. Các prebiotics như trong mộc nhĩ được cho là có tác dụng tăng cường phản ứng miễn dịch của bạn đối với các mầm bệnh không thân thiện có thể khiến bạn bị bệnh.
Có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu: Các polyphenol trong nấm có thể giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu). Đổi lại, hàm lượng cholesterol LDL thấp hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu trên thỏ được cho ăn nấm mộc nhĩ cho thấy cả cholesterol toàn phần và LDL (xấu) đều bị giảm đáng kể. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn chính xác cách các loại nấm phát huy tác dụng này và một nghiên cứu trên động vật đơn lẻ trên mộc nhĩ không nhất thiết phải áp dụng cho những người ăn mộc nhĩ.
Có thể thúc đẩy sức khỏe não bộ: Nấm nói chung được cho là có tác dụng duy trì chức năng não khỏe mạnh. Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy rằng mộc nhĩ và các loại nấm khác ức chế hoạt động của beta secretase, một loại enzym giải phóng protein amyloid beta. Những protein này gây độc cho não và có liên quan đến các bệnh thoái hóa, chẳng hạn như bệnh Alzheimer. Mặc dù những phát hiện này đầy hứa hẹn, nhưng nghiên cứu trên con người vẫn là rất cần thiết trước khi đưa ra kết luận.
Có thể bảo vệ gan của bạn: Mộc nhĩ có thể bảo vệ gan của bạn khỏi tác hại của một số chất. Trong một nghiên cứu trên chuột, dung dịch nước và bột mộc nhĩ đã giúp đảo ngược và bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do dùng quá liều acetaminophen và thường được bán trên thị trường là Tylenol ở Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã liên kết tác động này với các đặc tính chống oxy hóa mạnh của nấm. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người – như đã nói, vẫn là rất cần thiết.
Một số sai lầm phổ biến khi dùng mộc nhĩ
Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi sử dụng mộc nhĩ:
Ăn mộc nhĩ tươi: Trong mộc nhĩ tươi có chứa morpholine nhạy cảm ánh sáng, khiến cơ thể bị ngứa da, phù nề. Có thể nói rằng, ăn mộc nhĩ tươi như ăn chất độc. Do đó, mộc nhĩ thường được phơi và sấy khô trước khi dùng để độc tính cũng như chất cảm quang tự nhiên có nó bị mất đi và không gây hại cho sức khỏe.
Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng: Cách làm này có ưu điểm là nhanh và tiện lợi, lại có thể sát khuẩn tốt. Tuy nhiên, nó có thể khiến mộc nhĩ dễ bị dính, nhũn và khó bảo quản, đồng thời có thể ảnh hưởng đến hương vị và tính thẩm mỹ của món ăn.
Đáng lo ngại hơn khi chất morpholine có trong mộc nhĩ có thể không được đào thải hết khi ngâm nước nóng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Ngâm mộc nhĩ quá lâu: Khi ngâm mộc nhĩ quá lâu, các thành phần dinh dưỡng trong mộc nhĩ có thể bị thay đổi và dễ bị nhiễm khuẩn. Từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy, thậm chỉ có thể gây hôn mê. Không nên ngâm mộc nhĩ lâu hơn 8 tiếng. Tốt nhất nên ngâm mộc nhĩ từ 2 đến 3 tiếng với nước lạnh, sau đó nấu chín mộc nhĩ trước khi thưởng thức.
Những thực phẩm kỵ với mộc nhĩ
Mộc nhĩ dùng phổ biến trong các món ăn, còn được dùng nhiều trong các món ăn bài thuốc – được coi như thảo dược dễ dùng, ăn ngon, nhưng mộc nhĩ kị với những nguyên liệu thực phẩm nào thì không phải ai cũng biết.
Mộc nhĩ kỵ thịt vịt
Thịt vịt không nên kết hợp chung với mộc nhĩ. Bởi mộc nhĩ vốn tính hàn. Thịt vịt cũng có bản chất là tính hàn. Cả hai thứ hàn kết hợp ăn vào sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Mộc nhĩ kỵ ốc
Ốc tính hàn, mộc nhĩ cũng tính hàn. Kết hợp 2 món này rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, các bệnh lý khác liên quan đến ruột.
Người bị trĩ không ăn mộc nhĩ với thịt gà rừng. Người bình thường ăn mộc nhĩ với thịt gà rừng thì không sao, nhưng đã có nghiên cứu cho rằng mộc nhĩ không tốt cho người bị bệnh trĩ – nhất là khi nấu với thịt gà rừng – vì sẽ gây chảy máu, bệnh sẽ trầm trọng hơn.
Mộc nhĩ kỵ củ cải trắng
Một số người có thói quen nấu canh củ cải trắng cho thêm mộc nhĩ điểm vào cho đẹp mắt và có hương vị thơm hơn – nhưng mộc nhĩ chứa nhiều hoạt chất sinh học, củ cải trắng giàu enzyme – đều kị nhau. Khi hai món này nấu chung sẽ xảy ra những phản ứng hóa học phức tạp, có thể gây bệnh viêm da.
Hai món này nhất định không nấu chung với nhau, muốn ăn thì hai món phải ăn cách nhau từ 3 giờ trở lên.
Mộc nhĩ không dùng với đồ lạnh
Mộc nhĩ tính hàn, bổ âm. Nếu ăn món có nhiều mộc nhĩ xong mà uống nước lạnh sẽ khiến người ăn bị mệt mỏi, đau bụng âm ỉ. Do đó sau khi ăn món ăn có nhiều mộc nhĩ thì không nên uống đồ lạnh nữa.