Ăn khoai lang có tăng đường huyết?

0
139

Khoai lang tuy chứa tinh bột nhưng lượng calo và hàm lượng đường đều thấp. Thực phẩm này chứa nhiều chất xơ giúp người bệnh no lâu hơn, giảm thiểu lượng thức ăn, duy trì đường huyết.

Chỉ số đường huyết của khoai lang 

Trong 100g khoai lang chứa khoảng 28,5g carbs với chỉ số đường huyết GI ở mức thấp khoảng 50. Việc chế biến khoai lang cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của loại thực phẩm này.

Chỉ số đường huyết của khoai lang luộc hoặc hấp chỉ còn khoảng 44. Khoai lang chiên có GI 75. Khoai lang nướng có GI 82.

Cách luộc khoai cũng ảnh hưởng đến lượng đường huyết khi đưa vào cơ thể. Người bệnh cần luộc khoai lang càng lâu càng tốt. Luộc khoai trong 30 phút, nó có giá trị GI thấp khoảng 46, nhưng luộc trong 8 phút thì GI trung bình lên tới 61.

Ăn khoai lang có tăng đường huyết không?

Việc sử dụng khoai lang quá nhiều có thể khiến tích tụ đường trong máu và làm đường huyết tăng đột biến sau ăn. Tuy nhiên, sử dụng với lượng vừa phải, đúng cách, khoai lang có thể mang đến nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường.

Khoai lang chứa thành phần Carotenoids, có chức năng điều hòa đường huyết, làm giảm sự kháng insulin.

Các thành phần như Vitamin C và beta-carotene trong loại củ này giúp nâng cao hệ miễn dịch, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mắt. Đặc biệt, đây còn là 2 chất chống oxy hóa mạnh, cho khả năng loại bỏ gốc tự do gây nguy hại cho tế bào.

Nhiều tài liệu nghiên cứu còn cho thấy, khoai lang có hàm lượng lớn chất sắt, giúp các tế bào hồng cầu tạo ra oxy và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp nơi trong cơ thể.

Đây là thực phẩm có khả năng cung cấp nguồn protein thực vật, giúp no lâu và thúc đẩy giảm cân, từ đó góp phần làm tăng độ nhạy insulin.

Ngoài ra, một số loại khoai lang còn được chứng minh về lợi ích đối với người mắc vấn đề liên quan đến đường huyết và người bị béo phì. Không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng, khoai lang còn chứa các đặc tính có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

 

Người tiểu đường nên ăn khoai lang thế nào?

Thực tế khoai lang chỉ chứa một lượng đường nhất định, hoàn toàn có thể sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường. Điều quan trọng là bạn cần sử dụng thực phẩm này đúng cách.

Thời điểm sử dụng khoai lang tốt nhất là vào bữa sáng, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hiệu quả. Với các bữa trưa, tối, bạn sử dụng ít khoai lang hơn và nên thay thế bằng những thực phẩm khác để bổ sung thêm chất đạm, vitamin góp phần nâng cao sức khỏe.

Người bị tiểu đường chỉ nên ăn 1⁄2 củ khoai lang có kích cỡ trung bình mỗi ngày (tương đương với bổ sung khoảng 15g tinh bột). Để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra khẩu phần ăn phù hợp nhất.

Bên cạnh khẩu phần ăn, bạn nên cũng nên chú ý đến cách chế biến khoai lang, bởi một số phương pháp có thể làm tăng chỉ số đường huyết của loại thực phẩm này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên sử dụng khoai để chế biến thành các món luộc thay vì món nướng.

Do trong khoai lang chứa nhiều tinh bột, do đó bạn cần hạn chế sử dụng tinh bột từ các thực phẩm khác.

Bạn cũng cần ăn thêm rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin, chất xơ nhằm giảm bớt hấp thu đường trong máu.

Bạn không nên dùng khoai lang quá thường xuyên, cần chú ý cân đối để bổ sung cân đối các nhóm thực phẩm khác nhằm cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.

Các gia đình cũng không nên sử dụng khoai lang sống bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong khoai lang sống có lượng đường cao hơn khoai lang chín nên có thể sẽ khiến đường huyết gia tăng.

Chọn khoai lang phù hợp với người tiểu đường

Ăn khoai lang có tốt cho người tiểu đường không còn phụ thuộc vào việc bạn chọn loại khoai lang nào. Dưới đây là 3 loại khoai lang phù hợp mà bạn có thể cân nhắc:

Khoai lang cam: Đây là loại khoai được trồng phổ biến tại Việt Nam với lớp vỏ màu nâu đỏ ở bên ngoài và màu cam ở bên trong. Đây cũng là loại khoai có chỉ số đường huyết thấp nên được xem là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Khoai lang tím: Loại khoai màu tím ở cả bên trong lẫn bên ngoài, được đánh giá là có chỉ số đường huyết thấp hơn khoai lang cam. Không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, khoai lang tím còn chứa anthocyanins, được xem là hợp chất polyphenolic, có thể ngăn ngừa nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường type 2 nhờ khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin.

Khoai lang Nhật: Loại khoai này có màu tím bên ngoài và màu vàng bên trong, chứa hàm lượng cao chất caiapo có tác dụng làm giảm mức đường huyết lúc đói, giảm cholesterol trong máu. Đây là yếu tố quan trọng góp phần hạn chế biến chứng bệnh tiểu đường.

Vì vậy về băn khoăn ăn khoai lang có tăng đường huyết không thì câu trả lời là nếu sử dụng với lượng vừa đủ, loại thực phẩm này rất tốt với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh cần lưu ý ăn ở mức độ vừa phải cũng như chế biến đúng cách. Bên cạnh sử dụng khoai lang, người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý sử dụng các loại thực phẩm khác phù hợp để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể và kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.