Quả nhót là một loại quả được trồng ở miền Bắc – Loại quả này không chỉ ăn được mà còn để nấu ăn. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn phát hiện ra nhiều công dụng ít ngờ tới của loại quả bầu dục này. Vậy nhót là loại quả gì? Giá trị dinh dưỡng và công dụng của trái này ra sao? Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Quả nhót là quả gì?
Cây nhót hay còn được biết đến với cái tên khoa học là Elaeagnus Latifolia. Ngoài ra nó cũng được người dân gọi bằng một số cái tên quen thuộc như cây lót, hồi đồi tử. Loại cây này vô cùng phổ biến ở miền Bắc. Mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp cây nhót vào 2 vụ mùa là từ tháng 2 – 4 và vào tháng 8 – 10.
>Đây là loại cây bụi, có lớp vảy trắng ở cả thân, lá và phần quả. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết loại quả này nhờ vào ngoại hình bầu dục màu xanh có vảy trắng bám vào và xếp đều thành từng chùm với nhau. Đặc biệt khi chín, chúng sẽ chuyển sang màu đỏ vô cùng bắt mắt. Lớp vảy trắng bám vào cũng có thể bong ra nhanh chóng chỉ với vài lần chà nhẹ.
Người ta thường trồng loại cây này để ăn sống hoặc thường dùng để nấu canh chua vì vị chua, chát sẵn có của nó.
Quả nhót có mang lại giá trị dinh dưỡng không?
Quả nhót không những là loại quả chữa “buồn miệng” cho chị em mà còn là một loại trái với nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe.
>Đối với ai chưa biết thì trong 1 trái nhót có chứa:
94.0g nước;
- 1,2g protein;
- 2.1g chất đường bột;
- 0.20mg sắt;
- 30mg phốt pho;
- 27 mg canxiCòn trong lá nhót có chứa thành phần: Tanin, saponosid, polyphenol.Công dụng của quả nhót là gì?Quả nhót ngoài việc có thể ăn ra thì nó cũng đem về nhiều lợi ích bất ngờ cho người dùng. Cụ thể là chúng ta có thể thấy nó được sử dụng phổ biến ở một số lĩnh vực như sau:Công dụng trong chế biến thực phẩm
Khi quả nhót chín, chúng sẽ màu đỏ và có vị ngọt thanh. Còn đối với nhót xanh thì sẽ có vị chua chua, chát chát. Cả 2 loại đều được xem là nguyên liệu bổ sung quan trọng của nhiều món ngon dân dã.
Cụ thể đối với loại nhót đỏ ngọt khi chín, bạn có thể dùng để:
Ăn trực tiếp sau khi chà vảy và rửa sạch. Bởi nếu bạn không chà vảy cẩn thận thì khi ăn vào, vảy sẽ bám vào cổ họng khiến họng dễ bị ngứa, rát.
- >Dùng để chế biến món nộm, gỏi cá siêu thơm ngon đầy dân dã.
- Nhót chín ngâm đường là món ăn khoái khẩu của nhiều tín đồ ăn uống.
Đối với loại nhót xanh có vị chua chua, bạn có thể dùng để:Đâm một chén muối ớt hoặc chẩm chéo. Sau đó bạn chà vảy, rửa sạch ngót rồi gọt ra chấm muối để thưởng thức nguyên vị của loại quả này là chuẩn bài. Vị chua chua đi kèm chút chát chát, cả vị giòn giòn của nhót sống chính là điều khiến chị em phụ nữ mê mẩn không thể dừng chấm. - Ngâm đường, ngâm muối, dầm chua cay,…
Nấu canh chua.
Ăn sống cùng với bắp cải, gừng, rau mùi.
Công dụng trong y học, trị bệnh
Theo y học, mỗi một thành phần thuộc về loại quả này đều có tác dụng trong y học. Cụ thể:
Quả nhót có tính bình, vị chua và chát nên có thể sử dụng để làm giảm ho, trị khó thở, giảm đờm, chữa lỵ, tiêu chảy.
>Lá có vị chát nên được sử dụng để điều chế các loại thuốc giảm sốt, hen suyễn. Bên cạnh đó, tính kháng khuẩn của loại lá này có tác dụng với nhiều chủng vi khuẩn như Shigella dysenteriae, Shigella flexneri, Shigella shiga,… Ngoài ra, chúng còn các tác dụng chống viêm cấp và mãn tính, đẩy nhanh tốc độ co bóp của tử cung.
Nhân quả nhót có tác dụng trị giun sán.
Rễ nhót được sử dụng để giảm đau và cầm máu. Người ta thường sử dụng rễ loại quả này để điều chế các loại thuốc sắc. Phối hợp thêm một số vị thuốc để trị bệnh hoặc có thể pha chế thành nước tắm để trị mụn nhọt.
Bên cạnh đó, theo Lương y Vũ Quốc Trung cho biết trong y học cổ truyền thì trái nhót này có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Phổ biến trong việc sử dụng để cầm tiêu chảy, kiết lị và thổ huyết. tốt cho phổi.
Một số lưu ý khi ăn quả nhót
Tuy nhót có thể đem tới nhiều lợi ích sức khỏe và công dụng trong y học nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách thì nó sẽ đem tới một số tác hại cho sức khỏe. Một số lưu ý sau khi ăn quả nhót mà bạn cần nắm rõ: