Cây lá lốt được trồng ở nhiều nơi có thể dùng để làm thuốc hoặc dùng làm gia vị, chế biến món ăn. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính nóng, vị nồng và hơi cay, có công dụng làm ấm bụng (ôn trung), trừ lạnh (tán hàn), đưa khí đi xuống (hạ khí) và giảm đau (chỉ thống). Lá lốt thường được mọi người sử dụng để chữa các triệu chứng như: Bị đau nhức xương khớp khi trời lạnh, mụn nhọt lâu liền miệng, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân,… Dưới đây là một số thông tin cần biết về cây lá lốt và đặc điểm cũng như lợi ích của cây lá lốt trong cuộc sống hàng ngày.
1. Công dụng của lá lốt
Cây lá lốt có tên gọi khoa học là Piper sarmentosum. Cây lá lốt là một loại cây thuộc loại cây mềm, sinh sống và phát triển chủ yếu ở những nơi râm mát có ánh nắng trực tiếp. Lá lốt rất dễ sinh trưởng mạnh mẽ ở những nơi ẩm ướt, dọc bờ nước. Lá lốt có thể sử dụng khi còn tươi hoặc phơi/ sấy khô.
Lá lốt thường được con người sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như: các món canh, nướng, xào, rán,… Ngoài là thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Theo y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay và tính ấm vì thế giúp chữa được nhiều bệnh như:
Điều trị giảm đau. Bộ phận cành và cây lá lốt cũng có tác dụng chữa đau răng, say nắng, giải độc.
Điều trị chứng tay chân lạnh. Đối với người hay bị đổ mồ hôi tay, chân thì dùng lá lốt nấu nước ngâm rất tốt để cải thiện.
Điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu,…
2. Lá lốt chữa bệnh gì?
2.1. Lá lốt chữa bệnh trĩ
Trường hợp người bị mắc bệnh trĩ có thể sử dụng cây lá lốt để cải thiện tình trạng của mình bằng một số cách sau:
2.1.1 Xông hơi lá lốt chữa bệnh trĩ
Đối với người bị bệnh trĩ ngoại và trĩ nội sa thì cách xông hơi lá lốt để chữa bệnh trĩ tại nhà rất hiệu quả. Phương pháp xông hơi này an toàn với mức độ trĩ có tổn thương tương đối, dễ chảy máu. Các hoạt chất từ lá lốt giúp bảo vệ búi trĩ khỏi viêm nhiễm, hơi nước ấm nóng giúp thư giãn, giảm khó chịu do trĩ gây ra.
Cách thực hiện:
Bước 1: Hái 1 nắm lá lốt, rửa sạch, ngâm nước nước muối loãng cho sạch khuẩn, để khô ráo nước.
Bước 2: Nấu lá lốt với lượng nước tương ứng, khi nước sôi giảm nhiệt độ đợi thêm 10 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Để bớt hơi nóng rồi xông hậu môn khoảng 10 – 15 phút
Bước 4: Vệ sinh lại bằng cách lau khô nhẹ nhàng với khăn sạch.
2.1.2 Lá lốt kết hợp ngải cứu chữa bệnh trĩ tại nhà
Trong cả Đông y và Tây y thì lá ngải cứu được sử dụng rộng rãi với tác dụng điều trị chu kỳ kinh nguyệt, an thai, làm ấm bụng, trị suy nhược cơ thể, trị mụn nhọt, kích thích tuần hoàn, sơ cứu vết thương, mẩn ngứa…Ngoài ra, trong các bài thuốc dân gian lá ngải cứu được vận dụng khả năng kháng khuẩn, cầm máu và giảm đau vào bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt như sau:
Cách thực hiện:
Bước 1: Hái 1 nắm lá ngải cứu, 1 nắm lá lốt, rửa sạch, ngâm nước muối loãng để diệt khuẩn, để ráo nước.
Bước 2: Đun sôi 2 loại dược liệu với lượng nước tương ứng, sau khi sôi cần giảm nhiệt đến 10 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Cho nước bớt hơi nóng, xông hậu môn 10 – 15 phút.
Bước 4: Khi hết hơi nóng, rửa hậu môn bằng nước này rồi dùng khăn sạch lau khô.
2.2.3 Điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt và lá trầu không
Theo dân gian ngâm lá trầu không chữa bệnh trĩ, lá trầu không là một cây thuốc có họ hàng gần gũi, có thể kết hợp lá trầu không và lá lốt trong bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà để tăng dược tính sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau và kích thích lưu thông các mạch máu bên trong búi trĩ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, 1 nắm lá trầu không, rửa sạch. ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn, để ráo nước.
Bước 2: Đun hỗn hợp lá trầu, lá lốt với nước, để sôi giảm lửa để thêm 10 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Mở nắp cho bớt hơi nóng rồi ngồi xông khoảng 10 – 15 phút. Hoặc có thể đợi cho nước ấm và ngâm hậu môn khoảng 10 – 15 phút.
Bước 4: Thấm nước bằng khăn sạch, lau khô nhẹ nhàng.
2.2.4 Ăn lá lốt có lợi cho người bị bệnh trĩ không?
Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt không hẳn là một cách chữa bệnh trĩ. Lá lốt cũng giống như những loại rau khác đều chứa các loại chất như: Chất xơ, protein, canxi, phốt pho, sắt và vitamin C rất có lợi cho hệ tiêu hóa, nhất là khi người bị mắc bệnh trĩ. Chúng ta có thể bổ sung đa dạng thành phần dinh dưỡng của lá lốt vào trong bữa ăn hàng ngày với các món quen thuộc như:
Bò nướng lá lốt
Lá lốt cuộn thịt chiên
Hến xào lá lốt
Trứng tráng lá lốt
Canh lá lốt…
Mặc dù, lợi ích từ lá lốt rất nhiều nhưng chúng ta cần lưu ý không nên ăn lá lốt quá 2 lần/tuần vì loại rau này có tính ấm, có thể gây nóng trong và kích thích dạ dày, đường ruột. Trong trường hợp bạn đang bị sốt, nhiệt miệng, táo bón, môi khô, mụn nhọt… thì ăn lá lốt cũng không phù hợp do nóng.
2.2.5 Những lưu ý khi điều trị trĩ bằng lá lốt hiệu quả?
Khi bạn sử dụng lá lốt để chữa trị bệnh trĩ tại nhà thì cần phải tuân thủ một số các lưu ý sau:
Không được thực hiện đắp lá lốt tươi hay bôi nước lá lốt tươi trực tiếp lên vị trí hậu môn và búi trĩ để tránh kích ứng do vị cay nóng của lá lốt.
Khi sử dụng cần lựa chọn lá lốt không quá già hay quá non, không bị sâu bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, lá lốt được dùng phải được trồng tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo an toàn.
Quá trình thực hiện bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá lốt để có hiệu quả bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày liên tiếp từ 10 ngày đến 2 tuần và duy trì điều trị vào lúc nghỉ ngơi, thư giãn khi bạn đã vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt là một phương pháp hỗ trợ và phù hợp với những người bệnh mắc bệnh trĩ nội và ngoại giai đoạn đầu. Chủ yếu tập trung vào điều chỉnh lối sống và hạn chế táo bón gây áp lực lên mạch máu hậu môn gây ra trĩ. Ngoài ra, người bệnh nên đảm bảo có 1 chế độ ăn uống giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, uống đủ nước, vận động thể dục thường xuyên, hạn chế ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, mang vác quá sức, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá. Trường hợp béo phì nên có chế độ giảm cân hợp lý và điều trị tiêu chảy mạn tính nếu có.
2.2. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay
Cách thực hiện:
Bước 1: Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần.
Bước 2: Lấy bã của lá lốt vừa được chắt cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ.
Bước 3: Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại.
Bạn cần kiên trì làm ngày từ 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.
2.3. Lá lốt chữa bệnh viêm nhiễm âm đạo
Các triệu chứng viêm nhiễm âm đạo như: Bị ngứa, ra nhiều khí hư,… Bạn có thể sử dụng lá lốt để chữa trị tại nhà bằng cách như sau:
Chuẩn bị:
50g lá lốt.
40g nghệ.
20g phèn chua.
Cách thực hiện:
Bước 1: Lấy lá lốt, nghệ rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Cho lá lốt, nghệ, đường phèn vào nồi sau đó đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút.
Bước 3: Đợi nước ấm, rồi chắt lấy một bát nước dùng rửa âm đạo.
2.4. Lá lốt chữa đau bụng do nhiễm lạnh hiệu quả
Lấy khoảng 20g lá lốt tươi rửa sạch, cho 3 chén nước và đun cho sắc xuống còn khoảng 1 chén uống trước bữa ăn tối khi nước còn ấm ấm.
2.5. Cải thiện đau nhức cơ thể bằng lá lốt
Theo đông y lá lốt có vị cay nhẹ, mùi thơm với công dụng bổ máu và trị chứng đau nhức xương khớp rất hiệu quả, có thể dùng chế biến món ăn hoặc sắc nước uống. Dưới đây là 2 cách giúp chữa bệnh đau nhức được nhiều người áp dụng và có hiệu quả cao.
Cách thực hiện:
Dùng 600g lá lốt với 100g thịt cắt miếng nhỏ và ướp gia vị vừa ăn rồi xào, thực hiện món ăn 3 lần/ tuần.
Hoặc sử dụng 300g lá lốp với 2 chén nước cho vào ấm sắc cạn còn khoảng nửa chén nước rồi uống hằng ngày sau bữa tối.
2.6. Chữa đau, sưng đầu gối bằng lá lốt
Chuẩn bị:
Lá lốt 20g
Lá ngải cứu 20g
Giấm
Cách thực hiện:
Bước 1: Cho lá lốt, ngải cứu mỗi loại khoảng 20g rửa sạch và giã nát.
Bước 2: Cho ít giấm vào hỗn hợp vừa giã nát rồi chưng nóng lên, sau đó đắp hỗn hợp vào vùng đầu gối sưng đau sẽ giúp giảm bớt đau và sưng khá hiệu quả.
Hoặc có thể chế biến dùng lá lốt nấu canh với thịt và cá rất tốt cho xương, khớp người già.
Phòng bệnh đau xương khớp
Dinh dưỡng cân bằng, duy trì cân nặng hợp lý để giữ cho các khớp không phải chịu một sức nặng quá mức sẽ làm thuyên giảm bệnh viêm khớp.
Ăn nhiều các sản phẩm từ đậu nànhtốt cho hệ tim mạch và phòng chống loãng xương. Ăn ít chất đạm, nhiều chất xơ và rau tươi.
Tập thể dục thường xuyên giúp cho khí huyết lưu thông giảm các chứng đau khớp. Chú ý tránh vận động thể lực quá sức có thể gây tổn thương cơ xương khớp.
Nếu bị đau khớp dai dẳng, người bệnh nên kết hợp xoa bóp, châm cứu bấm huyệt tại các cơ sở y học cổ truyền.
Trên đây là những công dụng chữa bệnh từ lá lốt, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng theo để có được sự cải thiện tốt về mặt sức khỏe.