Cách vệ sinh điều hòa đơn giản, không cần gọi thợ, chỉ 15 phút là xong: Phụ nữ cũng làm ngon ơ

0
278

Bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh điều hòa của gia đình chỉ với những thao tác rất đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tại sao cần vệ sinh điều hòa định kỳ?

Điều hòa là một trong những thiết bị gia dụng có trong nhiều căn nhà hiện đại. Cũng giống các thiết bị điện khác, điều hòa cần được vệ sinh định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, đảm bảo máy hoạt động tốt.

Mỗi máy điều hòa đều được trang bị những tấm màng lọc không khí bên trong dàn lạnh. Ở bộ phận này, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ tích tụ lại rất nhiều.

ve-sinh-dieu-hoa-01
Sử dụng máy lạnh suốt một thời gian dài mà không vệ sinh, màng lọc không khí chắc chắn sẽ rất bẩn. Điều này sẽ làm giảm khả năng lọc không khí của máy, gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, màng lọc bẩn còn có thể làm điều hòa có mùi hôi khó chịu. Do đó, chúng ta cần vệ sinh máy lạnh thường xuyên, nhất là tấm màng lọc không khí.
Ngoài ra, bụi bẩn tích tụ có thể khiến luồng không khí khó chui qua màng lọc và thổi xuống căn phòng. Điều này sẽ khiến khả năng làm lạnh bị giảm đi, gây hao tổn nhiều điện năng mà không đạt hiệu quả làm lạnh như mong muốn.

Ngoài ra, bụi bẩn tích tụ lâu ngày không được làm sạch còn có thể làm giảm tuổi thọ của máy.

Bao lâu nên vệ sinh điều hòa một lần?

Thông thường, đối với máy lạnh của gia đình, bạn nên tiến hành vệ sinh định kỳ ít nhất 3-4 tháng/lần nếu thường xuyên sử dụng hoặc vệ sinh 6 tháng/lần nếu ít sử dụng.
Nếu gia đình không sử dụng điều hòa trong suốt mùa đông thì vào đầu mùa hè cũng nên vệ sinh điều hòa trước khi dùng.

Cách tự vệ sinh điều hòa

Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như găng tay, tuốc nơ vít, khăn sạch, chổi quét bụi, máy hút bụi cầm tay.

Bước 1: Để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh điều hòa, bạn cần ngắt cầu dao kết nối điện của thiết bị. Đây là nguyên tắc cơ bản khi vệ sinh bất cứ thiết bị điện nào trong nhà.

Bước 2: Dùng tuốc nơ vít tháo hết các ốc cố định vỏ ngoài của dàn lạnh. Sau đó, tháo phần vỏ của dàn lạnh ra và tháo màng lọc bụi bẩn ở lớp ngoài, tháo cả phần cánh đảo gió của máy xuống. Lúc này, bạn có thể nhìn thấy rõ các bộ phận linh kiện bên trong dàn lạnh.
ve-sinh-dieu-hoa-02
Bước 3: Đem màng lọc không khí ngâm trong chậu nước có pha xà phòng loãng khoảng 5-10 phút để làm mềm các vết bẩn. Sau đó, dùng bàn chải mềm nhẹ nhàng chà sạch và rửa lại với nước sạch. Để màng lọc sang một bên cho khô ráo.

ve-sinh-dieu-hoa-03
Bước 4: Dùng chổi để quét sạch các bụi bẩn bám trên các bộ phận của dàn lạnh. Sau khi quét sạch sẽ, bạn có thể dùng máy hút bụi cầm tay để hút sạch các bụi bẩn còn sót lại bên trong dàn lạnh. Dùng khăn sạch lau lại toàn bộ phần vỏ của dàn lạnh.

Bước 5: Sau khi dàn lạch đã được làm sạch bụi bẩn, bạn có thể tiến hành lắp lại màng lọc không khí (đã được để khô ráo) và lắp lại vỏ ngoài như cũ.

Bước 6: Mở cầu dao điện, bật điều khiển để kiểm tra hoạt động của điều hòa.

Lưu ý, đối với dàn lạnh của điều hòa, ngoài việc sử dụng chổi và máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn, bạn còn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Đây là loại dung dịch vệ sinh thích hợp và an toàn với các bộ phận kim loại của máy.

Dàn lạnh được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng.

Dàn lạnh được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng.

Cần tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng của các loại dung dịch này để tránh làm sai và gây hỏng hóc cho thiết bị. Trong quá trình sử dụng nên mang găng tay để bảo vệ da. Tuyệt đối không sử dụng nước xà phòng tự pha để xịt rửa các thiệt bị điện tử.