Nên pha bột sắn dây với nước nóng hay nước lạnh? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai

0
7657

• Nước bột sắn dây có thể dễ gây đau bụng với trẻ em hay phụ nữ mang thai
• Thao tác khuấy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình pha nước bột sắn dây
• Bột sắn dây hoàn toàn có thể thưởng thức theo dạng chín hoàn toàn, dạng đặc
Nhắc đến các loại đồ uống giải nhiệt vào mùa hè, bên cạnh các loại nước hoa quả, sinh tố trái cây, có một cái tên nữa rất bình dân, giá thành rẻ và cũng đem lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Đó là nước từ bột sắn dây.

Bột sắn dây từ củ của loại cây leo cùng tên. Trong bột sắn dây chứa một lượng nhỏ tinh bột, ngoài ra là chất béo, calo, protein, chất xơ, kali, canxi hay một số loại vitamin như vitamin C. Chính bởi những đặc điểm trên, nước pha từ bột sắn dây được đánh giá là phù hợp với đa dạng các đối tượng người dùng, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn.

Nên pha bột sắn dây với nước nóng hay nước lạnh? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai- Ảnh 1.

Nước từ bột sắn dây là thức uống giải nhiệt quen thuộc vào mùa hè (Ảnh minh hoạ)

Ngoài tính năng giải nhiệt, nó còn giúp hỗ trợ chống oxy hoá, hỗ trợ xương chắc khoẻ, cải thiện hệ tiêu hoá… Thông thường, đặc biệt vào mùa hè, bột sắn dây thường được pha với nước lạnh để đem lại tác dụng giải nhiệt tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế, đây chưa phải cách làm đúng nhất. Dưới đây là lời giải thích từ chuyên gia.

Chuyên gia đưa ra lời khuyên

Theo Dược sĩ Đỗ Viết Chung – tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khoẻ, việc pha bột sắn dây với nước lạnh đúng là giúp đồ uống có vị mát, thơm ngon, đồng thời giữ được giá trị dinh dưỡng bên trong bột sắn dây. Tuy nhiên, cách làm này lại không đủ đảm bảo độ an toàn, đặc biệt khi pha bột sắn dây cho trẻ em hay phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân là bởi trong thành phần bột sắn dây có tính hàn, quá trình chế biến cũng vô tình khiến bột dính phải nhiều loại tạp chất. Khi chỉ pha bằng nước lạnh, người uống dễ bị đau bụng, thậm chí là tiêu chảy.

Nên pha bột sắn dây với nước nóng hay nước lạnh? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai- Ảnh 2.

Bột sắn dây khi pha với nước lạnh chưa đảm bảo được làm chín hoàn toàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy (Ảnh minh hoạ)

Chính bởi vậy, cách tốt nhất để pha bột sắn dây đó chính là dùng nước ấm, không cần quá nóng. Nhiều người lo ngại việc pha bột sắn dây không phải bằng nước lạnh sẽ khiến bột vón cục. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ không xảy ra khi làm theo hướng dẫn các bước sau đây:

– Sau khi cho lượng bột sắn dây vừa đủ theo nhu cầu vào cốc, người dùng đổ lượng nước nóng/ấm tương ứng vào cùng.

– Để hạn chế sự thất thoát chất dinh dưỡng trong bột sắn dây, chỉ nên dùng nước ở nhiệt độ tối đa khoảng 75 – 85 độ C.

– Dùng thìa khuấy nhanh, đều tay. Bước này sẽ quyết định giúp bột sắn dây không bị vón cục.

– Sau khi bột sắn dây đã tan hết, đổ thêm nước đun sôi để nguội vào cho đầy cốc, vừa đủ lượng uống.

– Có thể cho thêm vào cốc nước bột sắn dây đá hay vài giọt nước cốt chanh, nước rau má để tặng sự ngon miệng và tính giải nhiệt.

Với những người “hảo ngọt”, có thể thêm đường vào cốc nước bột sắn dây để cân bằng vị. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều. Bột sắn dây sau khi pha xong cũng không nên để lưu cữu quá lâu, tốt nhất nên uống hết trong khoảng 15-30 phút. Để lâu sẽ khiến sắn dây bị đông lại, mất đi vị ngon miệng.

Nên pha bột sắn dây với nước nóng hay nước lạnh? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai- Ảnh 3.

Người dùng có thể cho thêm chút đường hay chanh vào để gia tăng hương vị của cốc nước bột sắn dây (Ảnh minh hoạ)

Cách pha bột sắn dây độc đáo ít người biết

Ngoài cách pha loãng thành nước uống, thực tế còn có một cách thưởng thức bột sắn dây khác mà nhiều người chưa biết. Đó là tạo thành một hỗn hợp đặc quánh rồi ăn cùng một số loại hoa quả, thực phẩm khác. Cách làm này đã được áp dụng trong một số món ăn ở Nhật Bản và được nhiều người yêu thích.

Cách làm vẫn tương tự như cách thông thường, tuy nhiên người dùng khuấy vừa phải, khuấy chậm bột sắn cùng với nước nóng hoàn toàn. Lượng nước nóng ở cách làm này nhiều hơn hẳn so với cách được chuyên gia hướng dẫn bên trên. Dưới tác động của nhiều nước nóng và cách khuấy chậm, bột sắn dây lúc này sẽ tạo thành một hỗn hợp đặc, dẻo, có màu trong. Đây gọi là cách pha làm bột sắn dây chín hoàn toàn.

Nên pha bột sắn dây với nước nóng hay nước lạnh? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai- Ảnh 4.

Bột sắn còn có thể thưởng thức bằng cách pha chín hoàn toàn với nước nóng, tạo thành hỗn hợp đặc sệt (Ảnh minh hoạ)

Cuối cùng, người dùng có thể đổ thành quả từ bột sắn dây vừa tạo thành ra bát, ăn kèm cùng các loại hạt ngũ cốc hay hoa quả để thêm sự thơm ngon. Tuy nhiên, dù là bột sắn lỏng hay đặc thì tuyệt đối không nên dùng cùng mật ong.

Mỗi ngày, mỗi người trưởng thành chỉ nên dùng tối đa 1 ly bột sắn dây. Nếu dùng quá nhiều, loại bột này có thể gây phản tác dụng. Và thời điểm lý tưởng nhất để thưởng thức bột sắn dây là vào buổi sáng.