Quả cơm cháy là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, vitamin C và chất chống oxy hóa. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về những tác dụng của quả cơm cháy đối với sức khỏe nhé!
1Quả cơm cháy là gì? Thành phần các chất có trong quả cơm cháy
Quả cơm cháy là gì?
Cây cơm cháy là một loài thực vật có hoa thuộc họ Adoxaceae.
Loại phổ biến nhất là Sambucus nigra, còn được gọi là cơm cháy Châu Âu hoặc cơm cháy đen. Cây này có nguồn gốc từ Châu Âu, mặc dù nó cũng được trồng rộng rãi ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Cây cơm cháy cao tới 9 mét và có các cụm hoa nhỏ màu trắng hoặc màu kem được gọi là hoa cơm cháy. Quả mọng mọc thành chùm nhỏ màu đen hoặc xanh đen. Quả mọng khá chua và cần được nấu chín để có thể ăn được. Những bông hoa có mùi thơm nhẹ nhàng và có thể được ăn sống hoặc nấu chín.
Các bộ phận khác nhau của cây cơm cháy đã được sử dụng từ xa xưa trong y học và ẩm thực. Trong đó, hoa và lá dùng để giảm đau, tiêu sưng, tiêu viêm, kích thích sản xuất nước tiểu và gây đổ mồ hôi. Vỏ cây được dùng làm thuốc lợi tiểu, nhuận tràng và gây nôn.
Trong y học dân gian, quả khô hoặc nước ép được sử dụng để điều trị cúm, nhiễm trùng, đau thần kinh tọa, nhức đầu, đau răng, đau tim và đau dây thần kinh, đồng thời được dùng làm thuốc nhuận tràng, lợi tiểu.
Ngoài ra, quả mọng có thể được nấu chín và được sử dụng để làm nước trái cây, mứt, tương ớt, bánh nướng hoặc làm rượu cơm cháy. Hoa thường được đun sôi với đường để tạo thành siro ngọt hoặc pha vào trà.[1]
Cây cơm cháy là một loài thực vật có quả mọng nhỏ mọc thành chùm
Thành phần các chất có trong quả cơm cháy
Một quả cơm cháy tươi (khoảng 145g) cung cấp 106 calo, 26.7g carbohydrate, 0.66g protein và 0.5g chất béo.[2]
Ngoài ra, quả cơm cháy còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe như:[2][3][4]
Vitamin C: Một quả cơm cháy bổ sung 52mg vitamin C, tương đương với 57% lượng giá trị hàng ngày. (Xem thêm các sản phẩm vitamin C bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường miễn dịch).
Chất xơ: Mỗi cốc quả cơm cháy tươi chứa 10g chất xơ, đáp ứng 36% nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Axit phenolic: Hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh giúp giảm thiểu các tổn thương của quá trình stress oxy hóa.
Flavonols: Hoa của cây cơm cháy có chứa lượng flavonol cao gấp 10 lần so với quả, điển hình là các flavonols quercetin, kaempferol và isorhamnetin.
Anthocyanin: Hợp chất này tạo nên màu đen tím đặc trưng của quả cơm cháy, đồng thời mang đến tác dụng chống oxy hóa mạnh kèm chống viêm.
Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng chính xác trong quả cơm cháy có thể thay đổi tùy thuộc vào độ chín của quả, giống cây, điều kiện chăm sóc, trồng trọt, yếu tố môi trường và khí hậu. Vì vậy, khẩu phần ăn có thể khác nhau về dinh dưỡng.
Quả cơm cháy giàu vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa mạnh
2Những lợi ích của quả cơm cháy đối với sức khỏe
Cải thiện các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm
Chất chiết xuất từ quả cơm cháy đen đã được chứng minh là giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của bệnh cúm. Do đó, các chế phẩm thương mại của quả cơm cháy thường dùng để điều trị cảm lạnh, có thể là chất lỏng, viên nang, viên ngậm hoặc kẹo cao su.[5]
Một nghiên cứu về hiệu quả an toàn của chiết xuất cơm cháy trong điều trị virus cúm A và B năm 2004 trên 60 người bị cúm cho thấy, những người uống 15ml siro cơm cháy 4 lần mỗi ngày đã cải thiện triệu chứng trong vòng 2 – 4 ngày, trong khi nhóm đối chứng mất từ 7 đến 8 ngày để cải thiện.[6]
Ngoài ra, một nghiên cứu bổ sung khác trên 312 khách du lịch hàng không uống viên nang chứa 300mg chiết xuất quả cơm cháy 3 lần mỗi ngày cho thấy những người bị bệnh trải qua thời gian ốm ngắn hơn và các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.[7]
Chiết xuất quả cơm cháy có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh cảm lạnh, cảm cúm
Chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là thành phần tự nhiên của thực phẩm bao gồm một số vitamin, axit phenolic và flavonoid, có thể giúp loại bỏ các phân tử gốc tự do, giúp ngăn ngừa bệnh mãn tính.
Hoa, quả và lá của cây cơm cháy là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời. Ví dụ, một trong những anthocyanins được tìm thấy trong quả cơm cháy có khả năng chống oxy hóa cao gấp 3,5 lần so với vitamin E.[3][8][9]
Một nghiên cứu so sánh 15 loại quả mọng khác nhau và một nghiên cứu khác so sánh các loại rượu đã phát hiện ra rằng cơm cháy là một trong những chất chống oxy hóa hiệu quả nhất.[10][11]
Ngoài ra, một nghiên cứu về chất chống oxy hóa từ cơm cháy ở người khỏe mạnh cho thấy tình trạng chống oxy hóa được cải thiện sau 1 giờ uống 400ml nước ép quả cơm cháy. Một nghiên cứu khác trên chuột cũng cho thấy chiết quả cơm cháy giúp giảm viêm và tổn thương mô do oxy hóa.[12]
Quả cơm cháy giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu về mối liên quan giữa lượng flavonoid và nguy cơ mắc bệnh tim mạch đã chỉ ra rằng, nước ép quả cơm cháy có thể làm giảm lượng chất béo trong máu và giảm cholesterol. Hơn nữa, một chế độ ăn giàu flavonoid như anthocyanin đã được chứng minh khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.[9][13]
Tuy nhiên, một nghiên cứu ở 34 người dùng 400mg chiết xuất quả cơm cháy (tương đương với 4ml nước ép) 3 lần/ngày trong 2 tuần cho thấy mức cholesterol giảm không đáng kể.[14]
Ngược lại, một nghiên cứu trên chuột có hàm lượng cholesterol cao cho thấy chế độ ăn bao gồm quả cơm cháy đen đã làm giảm lượng cholesterol trong gan và động mạch chủ nhưng không làm giảm cholesterol trong máu.[15]
Ngoài chất béo, axit uric tăng cao cũng có liên quan đến tăng huyết áp và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
Trong khi đó quả cơm cháy có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu bằng cách thúc đẩy quá trình tiết insulin giúp điều hòa lượng đường trong máu. Vì bệnh tiểu đường loại 2 là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch nên việc quản lý lượng đường trong máu là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa những tình trạng này.[3][5]
Quả cơm cháy cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ khả năng làm giảm chất béo và cholesterol
Ngăn ngừa ung thư
Cả quả cơm cháy ở châu Âu và châu Mỹ đều được phát hiện có một số đặc tính chống ung thư trong các nghiên cứu ở ống nghiệm.
Trong nghiên cứu trên, chiết xuất axeton trong nước của quả cơm cháy từ cả hai loài đã được phân lập và và kiểm tra đánh giá tiềm năng chống ung thư. Chúng hoạt động theo cơ chế kích thích enzyme quinone reductase và ức chế cyclooxygenase-2, tương ứng với việc ngăn chặn quá trình khởi phát và phát triển bệnh.
Bên cạnh đó, cây cơm cháy Mỹ còn có tác dụng ức chế ornithine decarboxylase – một enzyme liên quan đến việc thúc đẩy sự phát triển ung thư.[16]
Quả cơm cháy chứa các hoạt chất có đặc tính chống ung thư
Kháng khuẩn
Quả cơm cháy đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn như Helicobacter pylori, đồng thời có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang (đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi) và viêm phế quản (ho, đau ngực, khó thở).[17]
Quả cơm cháy có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn
Cải thiện hệ miễn dịch
Với thử nghiệm trên chuột, polyphenol trong quả cơm cháy được phát hiện có tác dụng hỗ trợ bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách tăng số lượng tế bào bạch cầu.[17]
Polyphenol trong quả cơm cháy được phát hiện là có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch
Bảo vệ da chống lại bức xạ UV
Một sản phẩm dành cho da có chiết xuất từ quả cơm cháy được phát hiện có chỉ số chống nắng (SPF) là 9,88. Ngoài khả năng chống tia tử ngoại và bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời, chiết xuất này còn có thể tăng cường hoạt động chống oxy hóa tế bào.[18]
Chiết xuất quả cơm cháy có thể giúp tăng cường hoạt động bảo vệ da chống tia UV
Lợi tiểu
Trong một thử nghiệm trên chuột, chiết xuất nước từ cây cơm cháy được chứng minh là có tác dụng làm tăng lưu lượng nước tiểu, tăng tần suất đi tiểu và tăng sự bài tiết natri qua nước tiểu.[19]
Chiết xuất từ quả cơm cháy có tác dụng lợi tiểu
Cải thiện tình trạng trầm cảm
Một nghiên cứu được tiến hành với những con chuột được cho ăn 544mg chiết xuất quả cơm cháy mỗi pound (1200 mg/kg), kết quả cho thấy trạng thái tinh thần của chuột duy trì ổn định và cải thiện rõ ràng.[20]
Sử dụng chiết xuất quả cơm cháy có thể giúp cải thiện trạng thái tinh thần
Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá
Quả cơm cháy có hàm lượng flavonoid cao với đặc tính chính là chống viêm và chống oxy hóa. Nhờ đó, chiết xuất quả cơm cháy giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây hại cho các vấn đề trên da.
Hiệp hội Y tá Hoa Kỳ (ANA) đề xuất rằng sử dụng sữa rửa mặt từ quả cơm cháy có thể hỗ trợ điều trị mụn trứng cá dựa vào khả năng sát trùng và kháng khuẩn của nó.[21]
Chiết xuất quả cơm cháy có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn trứng cá
Giảm nếp nhăn cho da
Hiệp hội Y tá Hoa Kỳ cũng cho biết quả cơm cháy có thể làm dịu da, đồng thời giúp làm giảm sự xuất hiện của các đốm đồi mồi và ngăn ngừa hay làm giảm bớt nếp nhăn. Điều này có thể xảy ra là nhờ vào sự hỗ trợ của hoạt chất vitamin A có trong quả cơm cháy.[21]
Chiết xuất quả cơm cháy có thể giúp ngăn ngừa hay làm giảm bớt nếp nhăn
3Cách sử dụng quả cơm cháy đúng cách an toàn và hiệu quả
Có nhiều cách khác nhau để chế biến sử dụng quả cơm cháy nhưng làm như thế nào để sản phẩm làm ra đạt được hiệu quả và an toàn khi sử dụng. Dưới đây là một vài hướng dẫn cách sử dụng quả cơm cháy mà bạn nên áp dụng:[22][23]
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Làm siro quả cơm cháy: Đun sôi quả mọng trong hỗn hợp nước và đường, sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi toàn bộ chất lỏng được cô đặc giống như siro. Cuối cùng bạn có thể rót siro lên sữa chua hoặc thêm vào sinh tố và thưởng thức.
Làm mứt, thạch hoặc các chất cô đặc khác từ quả cơm cháy.
Thời điểm tốt nhất để thêm các chiết xuất từ quả cơm cháy vào trong chế độ ăn hàng ngày là vào mùa đông khi mùa cúm đang đến gần.
Uống các sản phẩm từ quả cơm cháy 3 đến 4 lần mỗi ngày khi bắt đầu có dấu hiệu bị cảm lạnh hay các vấn đề về hô hấp để có thể rút ngắn thời gian bị bệnh và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Không ăn quả cơm cháy sống vì chúng có thể gây độc.
Ngoài ra, quả cơm cháy còn được các nhà máy dược phẩm và mỹ phẩm sản xuất thành viên nang, viên ngậm, siro hay sản phẩm chăm sóc da được bán trên thị trường. Điều này giúp việc chăm sóc sức khỏe bằng quả cơm cháy trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn cho người dùng.
Quả cơm cháy thường được nấu thành siro
4Nên sử dụng quả cơm cháy bao nhiêu một ngày?
Các chiết xuất từ quả cơm cháy có thể được sử dụng cho người lớn với liều 1200 mg/ngày qua đường uống trong 2 tuần. Tuy nhiên, liều khuyến nghị có thể thay đổi tùy thuộc vào thể chất, cơ địa, cân nặng, độ tuổi, giới tính và tình trạng bệnh lý của mỗi người.
Dịch chiết quả cơm cháy khá an toàn và có thể dùng trong tối đa 12 tuần.[24]
Quả cơm cháy thường được dùng cho người lớn với liều 1200 mg/ngày
5Sử dụng quả cơm cháy quá nhiều có tốt không?
Chiết xuất quả cơm cháy an toàn khi dùng với liều lượng nhỏ. Nếu dùng với liều lớn hơn mức khuyến nghị có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn.
Điều quan trọng nhất là quả cơm cháy cần được nấu chín trước khi sử dụng vì trong quả cơm cháy có chứa cyanogen glycosid có khả năng bị chuyển hóa thành chất độc hydro xyanua trong ruột và gây độc. Ngoài ra, các bộ phận khác của cây cơm cháy nếu không được chế biến cẩn thận cũng sẽ gây ngộ độc bao gồm lá, rễ, vỏ cây và thân cây.
Ngộ độc từ quả cơm cháy hiếm khi đe dọa đến tính mạng nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề như:[25]
Buồn nôn và nôn
Đau bụng
Tiêu chảy
Mệt mỏi
Chóng mặt
Sử dụng quả cơm cháy quá nhiều có thể gây đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy
6Lưu ý khi sử dụng quả cơm cháy
Mặc dù cơm cháy mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách. Bạn hãy tham khảo những lời khuyên sau để dùng các sản phẩm chiết xuất từ quả cơm cháy một cách an toàn:[26][27][28][24]
Vỏ cây, quả chưa chín và hạt chứa một lượng nhỏ lectin, có thể gây ra vấn đề cho dạ dày nếu ăn quá nhiều. Ngoài ra, chúng còn chứa cyanogen glycoside bị chuyển hóa thành chất độc hydro xyanua.
Quả tươi chứa khoảng 3mg xyanua trong mỗi 100g, còn lá tươi có lượng từ 3 đến 17mg trên 100g. Số liệu này chỉ chiếm khoảng 3% của liều gây tử vong ước tính cho một người nặng 60kg.
Quả cơm cháy đã được nấu chín thì an toàn nhưng quả cơm cháy còn sống hay chưa chín có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy nặng, suy nhược, chóng mặt và choáng váng.
Việc nấu chín quả mọng có thể loại bỏ an toàn các chất độc hại. Tuy nhiên, không nên sử dụng cành, vỏ hoặc lá để nấu ăn hoặc ép nước.
Nếu tự thu hoạch hoa hoặc quả mọng, đảm bảo xác định chính xác cây cơm cháy Mỹ hoặc châu Âu, vì loại cây cơm cháy khác có thể độc hại hơn. Hãy loại bỏ vỏ hoặc lá trước khi sử dụng.
Đối tượng không nên sử dụng quả cơm cháy bao gồm trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có vấn đề về hệ miễn dịch như bệnh đa xơ cứng (MS), lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp.
Nếu bạn gặp phải các phản ứng dị ứng sau khi dùng quả cơm cháy như phát ban, nổi mề đay, khó thở,… hãy liên lạc đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ.
Không nên sử dụng quả cơm cháy khi đang dùng thuốc lợi tiểu vì sự kết hợp này có thể khiến bạn bị mất nước hay mất điện giải.
Bạn không nên ăn quả cơm cháy chưa được nấu chín
Xem thêm: Trà hoa hồng có tác dụng gì? 16 công dụng và cách pha tốt cho sức khỏe
Quả cơm cháy mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng mang lại nhiều rủi ro. Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng các sản phẩm từ quả cơm cháy thì nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế và mua chúng ở những cửa hàng uy tín nhé.
Nguồn tham khảo
Elderberry: Benefits and Dangers
https://www.healthline.com/nutrition/elderberry#what-is-it
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Elderberries, raw
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/171727/nutrients
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Advanced research on the antioxidant and health benefit of elderberry (Sambucus nigra) in food – a review
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1756464614002400
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels
https://www.fda.gov/food/nutrition-facts-label/daily-value-nutrition-and-supplement-facts-labels
Ngày tham khảo:
04/02/2024
A Review of the Antiviral Properties of Black Elder (Sambucus nigra L.) Products
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28198157/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Randomized study of the efficacy and safety of oral elderberry extract in the treatment of influenza A and B virus infections
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15080016/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Elderberry Supplementation Reduces Cold Duration and Symptoms in Air-Travellers: A Randomized, Double-Blind Placebo-Controlled Clinical Trial
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4848651/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Edible Flowers: A Rich Source of Phytochemicals with Antioxidant and Hypoglycemic Properties
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26270801/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
A systematic review on the sambuci fructus effect and efficacy profiles
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/ptr.2729
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Characterization of anthocyanins and proanthocyanidins in some cultivars of Ribes, Aronia, and Sambucus and their antioxidant capacity
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15612766/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Total antioxidant capacity, total phenolic content, mineral elements, and histamine concentrations in wines of different fruit sources
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0889157506001177
Ngày tham khảo:
04/02/2024
The excretion and biological antioxidant activity of elderberry antioxidants in healthy humans
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0963996905000943
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Flavonoid intake and risk of CVD: a systematic review and meta-analysis of prospective cohort studies
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23953879/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Effects of elderberry juice on fasting and postprandial serum lipids and low-density lipoprotein oxidation in healthy volunteers: a randomized, double-blind, placebo-controlled study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14749743/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Anthocyanin-rich black elderberry extract improves markers of HDL function and reduces aortic cholesterol in hyperlipidemic mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25758596/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
A comparative evaluation of the anticancer properties of European and American elderberry fruits
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17201636/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Elderberry: Benefits and Dangers
https://www.healthline.com/nutrition/elderberry#health-benefits
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Assessment of extracts of Helichrysum arenarium, Crataegus monogyna, Sambucus nigra in photoprotective UVA and UVB; photostability in cosmetic emulsions
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24007865/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Effect of extracts of Orthosiphon stamineus Benth, Hieracium pilosella L., Sambucus nigra L. and Arctostaphylos uva-ursi (L.) Spreng. in rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10353162/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Antidepressant activities of Sambucus ebulus and Sambucus nigra
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25491608/
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Health benefits of elderberry
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323288#health-benefits
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Health benefits of elderberry
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323288#how-to-use
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Health Benefits of Elderberry
https://www.health.com/health-benefits-of-elderberry-7506026
Ngày tham khảo:
04/02/2024
Elderberry – Uses, Side Effects, and More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-434/elderberry
Ngày tham khảo:
04/02/2024
https://www.verywellhealth.com/elderberry-for-colds-and-flu-can-it-help-89559
Ngày tham khảo:
04/02/2024
https://www.healthline.com/nutrition/elderberry#risks-and-side-effects
Ngày tham khảo:
04/02/2024
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323288#how-to-use
Ngày tham khảo:
04/02/2024
https://www.webmd.com/diet/elderberry-health-benefits#1-7
Ngày tham khảo:
04/02/2024
- Xem thêm
- Từ khoá:
quả cơm cháy có tác dụng gì tác dụng của quả cơm cháy quả cơm cháy là quả gì quả cơm cháy cơm cháy