Rau sâm đất: Lợi ích sức khỏe và lưu ý khi sử dụng

0
506

1. Một số đặc điểm của cây sâm đất

Sâm đất thuộc họ rau sam và có tên khoa học là Talinum fruticosum. Trong dân gian, sâm đất còn có nhiều tên gọi khác như sâm mồng tơi, sâm thảo, đông dương sâm,… Loại cây này có chứa pectin và nhiều hoạt chất khác, có tính bình, vị ngọt.

 
Sâm đất còn được gọi là sâm mồng tơi
 

– Sâm đất có một số đặc điểm như sau:

+ Thân cây thẳng đứng.

+ Lá cây có hình trái xoan, cuống rất ngắn, phiến lá dày, 2 mặt lá bóng, phần mép lá hơi lượn sóng. Lá thường mọc so le.

+ Hoa sâm đất nhỏ và có màu hồng tím, thường ra hoa theo từng chùm với chiều dài chùm hoa khoảng 30 cm. Thời điểm cây cho hoa là vào tháng 6 đến tháng 7.

+ Thời gian thu hoạch quả sâm đất là vào tháng 9 đến tháng 10. Loại quả này nhỏ, thường có màu đỏ nâu hay màu xám tro. Hạt sâm đật nhỏ, dẹt và có màu đen nhánh.

+ Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Ở nước ta, cây sâm đất phân bố tại nhiều vùng miền, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng trung du miền núi và nhiều người dân ở những vùng này đã dùng sâm đất như một loại rau ăn hàng ngày. Củ cây sâm đất còn được dùng để làm thuốc bổ. Bên cạnh đó, hoa sâm đất rất đẹp nên cây sâm đất được dùng như một loại cây cảnh.

+ Sâm đất ưa đất ẩm nhưng có thể sống ở những vị trí nhiều nắng. Đây là loại cây dễ trồng. Có thể thu hoạch sâm đất quanh năm như một loại rau ăn hoặc phơi khô sâm đất, bảo quản và dùng dần như một vị thuốc bổ, thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.

2. Những công dụng sức khỏe từ cây sâm đất

Cây sâm đất thường được dùng như một loại rau ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đây là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe, có công dụng điều trị bệnh, đặc biệt khi kết hợp với một số vị thuốc khác còn mang lại hiệu quả tích cực hơn rất nhiều.

 
Củ sâm đất cũng rất tốt cho sức khỏe
 

– Nếu sử dụng đúng cách, sâm đất có thể mang lại một số lợi ích như sau:

+ Giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi.

+ Cải thiện tình trạng ho, hen suyễn.

+ Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

+ Nhuận tràng, rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón hay bệnh trĩ.

+ Giúp loại bỏ độc tố, làm mát gan.

+ Điều trị tình trạng cao huyết áp.

+ Tốt cho hoạt động của thận và tim mạch.

+ Hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp rất hiệu quả.

+ Có tác dụng chống viêm, giảm sưng.

3. Các bài thuốc từ cây sâm đất và những lưu ý khi sử dụng

Nhiều bài thuốc từ cây sâm đất đã được lưu truyền trong dân gian, dưới đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo và những lưu ý khi dùng:

– Bồi bổ cơ thể: Những trường hợp bị suy nhược cơ thể, đổ nhiều mồ hôi và huyết áp tăng cao đột ngột thì có thể dùng sâm đất để bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng lá sâm đất tươi hoặc đã được phơi khô đun với nước và uống hàng ngày.

 
Sâm đất giúp giảm đau nhức xương khớp
 

– Giảm đau, tiêu viêm, đặc biệt có thể điều trị đau và sưng khớp. Cách thực hiện như sau: Dùng lá, rễ và củ cây sâm đất để đun nước uống hàng ngày.

– Làm mát gan: Có thể dùng lá để nấu canh ăn hoặc dùng củ sâm đất để ngâm rượu uống.

– Điều trị các bệnh về da:

Cách thực hiện như sau: Dùng lá và rễ sâm đất để đun nước và uống. Còn lại phần bã, dùng để đắp vào phần da bị tổn thương.

Để điều trị mụn nhọt: Ngâm hạt quả sâm với nước, sau đó dùng để đắp lên vùng da bị mụn. Liều dùng 10-25 gram khô/ngày.

– Trị sỏi thận và sỏi bàng quang: Có thể dùng theo dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột để pha như trà để uống. Liều lượng là khoảng 10g sâm đất pha cùng với 1 lít nước sôi.

– Nấu canh rau sâm đất để ăn trong những ngày nóng:

Bạn có thể dùng lá rau sâm đất để ăn sống, luộc và chấm với nước mắm hay nấu canh. Có thể dùng rau sâm để nấu cùng với thịt bò, thịt lợn thăn,… nhưng nấu với tôm là hợp vị hơn cả. Rau sâm đất nấu tôm vừa có vị ngọt, vừa thanh mát, rất ngon và lạ miệng. Bạn có thể thấy sâm đất có vị gần giống rau mồng tơi nhưng lại không nhớt như rau mồng tơi.

Cách thực hiện như sau:

+ Đầu tiên bạn nên chọn những lá sâm đất tươi, ngon. Sau đó rửa sạch lá và để ráo nước.

+ Tôm tươi: Sau khi rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu và giã nhỏ.

+ Ướp tôm với các loại gia vị như hành, tiêu, tỏi, hạt nêm trong khoảng vài phút.

+ Đầu tiên, cho dầu ăn vào nồi, khi dầu nóng lên thì cho tôm vào đảo đều. Đến khi tôm dậy mùi thơm thì cho thêm nước dùng. Đun sôi và cho rau vào nấu chín. Sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.

4. Lưu ý khi dùng sâm đất

Cây sâm đất mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nhưng theo Đông y, loại rau này có tính hàn, vị đắng và cay. Nếu sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như gây choáng váng hoặc khó thở.

 
Bà bầu không nên ăn sâm đất
 

Lời khuyên cho bạn là không nên tùy tiện sử dụng, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những nguy cơ rủi ro không đáng có. Đặc biệt lưu ý, không dùng loại rau này đối với những phụ nữ đang mang bầu, người thường xuyên bị đầy bụng, người đang điều trị bệnh gout, các trường hợp bị tiêu chảy,…

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm và lợi ích sức khỏe từ cây sâm đất, đồng thời là một số lưu ý để có thể sử dụng đúng cách, phòng tránh nguy hiểm cho sức khỏe.