Tìm hiểu chung
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Náng hoa trắng (Lá)
Tên khác: Đại tướng quân; cây lá náng; văn thù lan; hoa náng; chuối nước; thập bát học sĩ
Tên khoa học: Crinum asiaticum L
Đặc điểm tự nhiên
Náng hoa trắng là cây thân thảo, có chiều cao khoảng hơn 1 mét. Cây có thân hành to, hình trứng hoặc hình bầu dục với đường kính từ 5-10 cm, trên đầu có nút thắt lại. Lá cây Náng hoa trắng hình như ngọn giáo, phiến dày, mọc thẳng từ thân hành, độ rộng khoảng 5-10 cm, thuôn và thu hẹp từ gốc lên, chiều dài chừng 1 m, góc có bẹ rộng, đầu nhọn, mép nguyên uốn lượn, gân song song, gân chính lối rõ ở mặt dưới, hai mặt màu lục nhạt.
Cụm hoa có nhiều hoa trắng to, tỏa mùi thơm, cụm hoa nằm trong túm lá thành tán, trên có cán khá to, dẹt và dài từ 40-60 cm, hoa mẫu 3.
Lá đài và cánh hoa giống nhau, hình dài thuôn hẹp; nhị 6, chỉ nhị màu đỏ tía; bầu dạng thoi.
Lá khô có màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt, hơi mỏng, nhẹ, phần giữa lá dày, càng ra mép lá càng mỏng, có nhiều đường gân song song với sống lá. Tại những chỗ lá rách có nhiều sợi tơ màu trắng.
Cây có nhiềm cụm hoa màu trắng to
Phân bố, thu hái, chế biến
Náng hoa trắng sinh trưởng tốt ở các khu vực nhiệt đới, đặc biệt ở vùng ven sông và ven biển. Ở nước ta, cây chủ yếu mọc hoang tại nhiều tình thành ở vùng dưới chân núi đá vôi hoặc bãi biển hoang vùng ven biển.
Náng hoa trắng
Náng hoa trắng thuộc loại cây ưa ẩm và ưa sáng, phát triển tốt nhất vào mùa mưa, lá già sống khoảng 1-1,5 năm, sau đó sẽ rụng và ra lá mới, mỗi năm ra khoảng 5-6 lá non.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng được của cây Náng hoa trắng là lá.
Thành phần hoá học
Trong lá của Náng hoa trắng có chứa nhiều alkalolid như ambelin, crinamin, crinasiatin…..
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, Náng hoa trắng được dùng ngoài để điều trị sung huyết, tụ máu do chấn thương, sai gân, bong gân do té ngã, khớp xương sưng đau, hoặc xoa bóp khi bị tê thấp, nhức mỏi chân tay, cơ nhục. Một số nghiên cứu gần đây còn chứng minh Náng hoa trắng còn có công dụng điều trị phì đại tuyến tiền liệt.
Một số vùng ở Trung Quốc còn sử dụng lá Náng hoa trắng rửa ở bệnh nhân bị bệnh trĩ.
Náng hoa trắng điều trị bong gân
Theo y học hiện đại
Lá cây Náng hoa trắng có tác dụng long đờm và kháng viêm chủ yếu nhờ vào alkaloid có trong lá cây.
Liều dùng & cách dùng
Dùng ngoài: Dùng lá tươi đem hơ ấm ấm, hơi nóng rồi đắp và xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng bị đau, bị sưng, có thể dùng cách khác như thái nhỏ, xào cho nóng rồi dùng gạc sạch bó vào vùng bị tổn thương, liều lượng cân nhắc cho thích hợp với vị trí và kích thước chỗ đau.
Bài thuốc kinh nghiệm
Điều trị bong gân
Bài thuốc kết hợp nhiều loại dược liệu khác nhau như: Lá Náng hoa trắng, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sồi, vỏ núc nác, gừng sống, lá canh châu, lá dây đau xương, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía, lá kim cang, lá mua, huyết giác, củ nghệ, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế (nếu có sưng cơ thì bỏ lá đau xương, thêm giấm). Giã nát hết tất cả các vị thuốc trên, sau đó đắp lên vùng bị đau, bong gân.
Điều trị sung huyết, tụ máu
Dùng các vị thuốc sau: Lá Náng hoa trắng khoảng 10 – 20g, lá dây đòn gánh 10g, lá bạc thau 8g. Giã nhỏ các dược liệu, bỏ thêm rượu, sau đó nướng lên cho nóng, ngày đắp 1 lần vào vùng đau.
Điều trị bong gân, sai khớp, tụ máu, thấp khớp
Có hai bài thuốc như sau:
- Dùng lá tươi các loại dược liệu: Náng hoa trắng 30 g, mua thấp 30 g, dạ cẩm 20g. Giã rồi đắp vào vùng bị đau.
- Dùng một số loại lá tươi sau: Lá Náng hoa trắng 30g, lá sỉ 20 g, lá sở 20g. Giã nát sau đó trộn thêm lòng trắng trứng, đắp, băng trên vùng bị đau, hai ngày thay một lần.
Lưu ý
Không có thông tin.