Trong dân gian vẫn lưu truyền nhau về các loại cây thuốc nam trị chó cắn. Vậy thực hư câu chuyện này thế nào, hãy cùng Dược Thái Minh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Bị chó cắn nguy hiểm như thế nào?
Bệnh dại là một trong những loại bệnh cực kỳ nguy hiểm khi bị chó cắn, thuộc top những căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại. Khi khởi phát bệnh, tỷ lệ sống sót ở cả động vật và con người gần như bằng không. Virus dại chủ yếu lây truyền qua vết cắn hoặc vết cào từ động vật bị nhiễm. Động vật mang virus dại phổ biến nhất là chó, mèo, dơi và các loài thú hoang dã như cáo, chồn.
Ban đầu, con vật vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng thực chất đã nhiễm virus dại. Theo thời gian, virus dần phá hủy tế bào thần kinh và các triệu chứng của bệnh dại bao gồm sốt, đau đầu, sợ nước và thay đổi hành vi, đôi khi có trường hợp xuất tinh tự nhiên. Lúc này, cơ hội sống sót của người bệnh gần như bằng không.
Thông thường, sau khi bị nhiễm virus dại thì người bệnh vẫn khỏe mạnh bình thường và không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, virus sẽ ủ bệnh trong cơ thể khoảng 1 đến 3 tháng, sau đó mới bắt đầu phát tác, triệu chứng sẽ rõ rệt hơn khi virus di chuyển đế hệ thống thần kinh trung ương và phá hủy hoàn toàn các tế bào thần kinh.
Bệnh dại là bệnh cực kỳ nguy hiểm khi bị chó cắn
Cây thuốc nam trị chó cắn
Một lần nữa xin nhấn mạnh lại, cho đến nay cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi đã lên cơn đều dẫn đến tử vong. Biện pháp duy nhất để cứu chữa với những người bị súc vật dại cắn hoặc tiếp xúc với virus dại là phải tiêm vaccine dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự tiện chữa bằng thuốc nam để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra. Chính vì vậy, khi bị chó cắn, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý vết thương và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ.
Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian Việt Nam, có một số loại cây thuốc nam có thể giúp làm dịu vết thương và hỗ trợ quá trình lành lặn. Dưới đây là một số loại cây thuốc nam chữa chó cắn bạn có thể tham khảo như:
Lá cây trầu không
Lá trầu không có nhiều công dụng trong điều trị vết thương do chó cắn nhờ vào các đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và làm lành vết thương của nó. Với các chất kháng khuẩn như eugenol, chavicol và chavibetol giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng tại vết thương do chó cắn.
Trầu không có thể sử dụng khi bị chó cắn
Lá cây lô hội
Lá cây lô hội cũng là một cây thuốc nam trị chó cắn hiệu quả. Gel lô hội có tác dụng làm dịu da, kháng khuẩn và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Bạn có thể lấy gel từ lá lô hội và thoa lên vết thương.
Lá cây xương rồng
Nhựa cây xương rồng có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Bạn có thể lấy một ít nhựa từ cây xương rồng và thoa lên vết thương. Tuy nhiên, cần lưu ý không để nhựa tiếp xúc với mắt.
Lá cây bồ công anh
Lá bồ công anh có tác dụng giải độc, giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Bên cạnh đó cũng giúp kháng khuẩn và chống viêm. Bạn có thể giã nát lá bồ công anh và đắp lên vết thương.
Lá cây ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng giảm đau và làm dịu vùng da bị tổn thương, giúp người bị chó cắn cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, còn có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp tăng cường quá trình làm lành vết thương.
Cây ngải cứu làm dịu và mau lành vết thương
Lá cây mãng cầu xiêm
Lá mãng cầu xiêm có các đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giúp làm dịu vết thương. Lấy một số lá mãng cầu xiêm tươi, rửa sạch, sau đó giã nát để lấy nước cốt. Thoa nước cốt từ lá lên vết thương hoặc đắp phần lá đã giã nát lên vùng bị chó cắn.
Lá cây hoa dẻ
Lá cây hoa dẻ có tác dụng giảm đau và kháng viêm, giúp giảm sưng và đau tại vùng vết thương do chó cắn. Các bước thực hành sơ cứu cũng tương tự như lá mãng cầu xiêm. Bạn có thể dùng băng gạc để cố định hỗn hợp trên vết thương.
Cách xử lý sau khi bị chó cắn
Bên cạnh việc tìm hiểu các cây thuốc trị chó cắn, điều bạn cần lưu ý hơn đó chính là các bước nhanh chóng xử lý sau khi bị chó cắn. Cụ thể:
Làm sạch vết thương
Khi bị chó cắn, việc đầu tiên và quan trọng nhất là bạn cần nhanh chóng tách quần áo ra khỏi chỗ vết thương, hạn chế nước bọt của chó thấm từ quần áo vào vết thương. Sau đó, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước, đặc biệt là dưới vòi nước xả mạnh và ấm. Tuyệt đối không nặn bóp, bôi dầu.
Kiểm tra kỹ vết cắn
Kiểm tra xem vết thương có sâu hay không, có bị chảy máu nhiều không. Nếu vết cắn sâu, nghiêm trọng và vào các bộ phận nhạy cảm như đầu, cổ, bộ phận sinh dục, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.
Băng bó vết thương
Sau khi làm sạch, bạn có thể băng bó vết thương bằng băng gạc sạch để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nguyên tắc là không bó chặt khiến máu khó lưu thông, cũng không bó quá lỏng vì có thể bị rơi.
Tìm hiểu và theo dõi chó cắn bạn
Đây là bước cực kỳ quan trọng. Cố gắng xác định tình trạng sức khỏe của con chó, ví dụ như đến từ đâu, chủ là ai, đã tiêm phòng chưa. Nếu chó không có chủ hoặc có dấu hiệu bị bệnh, cần báo cáo với cơ quan chức năng và đến bệnh viện ngay lập tức.
Tiêm phòng ngay lập tức
Bạn cần tiêm phòng ngay nếu thuốc các trường hợp sau:
- Vết cắn nặng, máu chảy không ngừng.
- Chó cắn mình là chó đang phát bệnh.
- Chó cắn là chó hoang, không thể tìm thấy để theo dõi.
- Địa điểm bị chó cắn gần ổ dịch liên quan đến cho mèo
Khi bị chó cắn, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để tiêm phòng dại
Tóm lại, các loại cây thuốc nam trị chó cắn chỉ mang tính chất tham khảo. Khuyến cáo người bị không nên tự ý sử dụng và điều trị tại nhà, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn, đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất mà không có sự cố ngoài ý muốn nào xảy ra.
Bài thuốc phòng thân
Chó cắn phòng còn hơn chữa …
ị chó cắn không cần biết chó dại hay chó lành ( rửa sạch vết thương bằng xà phòng ) ngay lập tức giã củ tỏi với hạt tiêu ra trộn với dầu mè hoặc dầu ăn đắp vào vết cắn buộc lại. Bài này chữa chó dại cắn rất hiệu quả nhưng làm ngay khi chó cắn chứ để lâu sẽ không tác dụng .
Sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế để tiêm phòng
P/s . Đây là bài thuốc và là phương pháp hiệu quả ,tránh để lại hậu quả đáng tiếc
Mọi người có thể tham khảo.