Loài cỏ dại rừng sâu được coi là “thần dược”, thương lái Trung Quốc từng sang Việt Nam săn lùng đẩy giá lên 100 triệu/kg

0
35

 

Lan kim tuyến có giá trị như thế nào?

Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus blume) thuộc loại địa lan, có nhiều tên gọi khác nhau như lan gấm, cỏ kim cương v.v…, cao 10–20 cm, thân màu tím, mọng nước, mang 2-6 lá mọc cách, xòe trên mặt đất.

Mặt lá màu tím sẫm, có đường gân đan chéo nhau, rất đẹp nên được đặt tên là lan kim tuyến. Nó có yêu cầu khắt khe về điều kiện sinh trưởng như ưa độ ẩm cao, bóng râm, sống ở khu vực đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí. Loài này trong thiên nhiên thường mọc trong rừng sâu.

Trong các sách Đông y Trung Quốc như Phúc Kiến dược vật chí, Tân Hoa bản thảo cương yếu đều ghi chép về hiệu quả sử dụng của lan kim tuyến. Đối với các thầy thuốc xưa, lan kim tuyến là một loại dược thảo có thể dùng để cứu người.

Trước tác Toàn quốc trung thảo dược hối biên (Trung Quốc) chép rằng, lan kim tuyến có tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, giải độc, có tác dụng chống viêm, giảm đau và an thần, đồng thời có thể điều trị giãn phế quản, ho ra máu, thấp khớp v.v…

Bản thảo cương mục ghi rằng: “Toàn thân lan kim tuyến đều có thể dùng làm thuốc, tính bình (không nóng không lạnh), vị ngọt, tốt cho gan, tỳ, thận, có tác dụng dưỡng máu, mát máu, bảo vệ gan, thanh nhiệt, giải độc“.

Theo nhiều sách sử địa phương, từ cuối thời nhà Đường đến thời Ngũ Đại, thủ lĩnh vùng đất Mân (Phúc Kiến, Trung Quốc ngày nay), Vương Thẩm được biết đến là người con rất hiếu thảo.

Có thời điểm, sức khỏe của mẹ Vương Thẩm rất yếu, ông đã thử đủ các phương thuốc nhưng không đạt hiệu quả. Trong lúc nguy cấp, một người đã tiến cử lan kim tuyến và nói rằng, loại thảo dược này có hiệu quả rất tốt.

Vương Thẩm nghe vậy mừng rỡ, tự mình vào núi tìm lan kim tuyến, sắc thuốc cho mẹ uống; mẹ ông uống xong thấy khí huyết tràn trề, cơ thể thoải mái và tất cả những khó chịu trước đó biến mất.

Loài cỏ dại rừng sâu được coi là "thần dược", thương lái Trung Quốc từng sang Việt Nam săn lùng đẩy giá lên 100 triệu/kg - Ảnh 1.

Lan kim tuyến được người Trung Quốc coi là thần dược, chuyên chữa các bệnh về nhiệt

Ông vui mừng khôn xiết, khen ngợi: “Đúng là vua của các loại thuốc, là vàng trong các loại cỏ, thần dược như vậy thật là hiếm có“. Sau đó, lan kim tuyến được tôn vinh làm cống phẩm và được đặt tên là ‘cỏ vàng'”.

Trong thời hiện đại, người Trung Quốc tin rằng lan kim tuyến có thể hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh “ba cao”, đó là mỡ máu cao máu, huyết áp cao và đường huyết cao.

Trước đây, khi lan kim tuyến trong tự như chưa bị khai thác cạn kiệt, người Trung Quốc sẽ lên núi đào về nhà làm thực phẩm, làm thuốc. Thời đó, khi người dân không thể tiếp cận với thảo dược quý như nhân sâm thì loài cỏ dại như lan kim tuyến đã trở thành một trong số ít thuốc bổ mà người ít tiền có thể sử dụng.

Thương lái Trung Quốc săn lùng

Tại Việt Nam, lan kim tuyến là loài thực vật bản địa và quý hiếm. Theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, loài này được phân loại ở mức nguy cấp.

Lan kim tuyến phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi Tây Nguyên, một phần ở các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh…

Vì giá trị y học cao nên thương lái Trung Quốc thường sang nước ta thu mua lan kim tuyến.

Ở Việt Nam, có thời điểm, do được gắn mác “siêu thần dược” chữa được bệnh ung thư, HIV nên giá lan kim tuyến được đẩy lên 100 triệu/kg.

Ví dụ, vào năm 2012, bà Nguyễn Thị Thu Diễm, một người buôn bán lan kim tuyến chuyên nghiệp ở Kon Tum chia sẻ với báo Người Lao Động rằng, giá lan kim tuyến tươi thu mua từ người dân dao động từ 1 triệu – 1,2 triệu đồng/kg, thu mua được bao nhiêu các thương lái người Trung Quốc đều đến mua hết.

Không chỉ bán lan kim tuyến tươi, bà Diễm còn sấy khô để gửi đi Trung Quốc, Hàn Quốc bán với giá 100-120 triệu đồng/kg.

Trả lời Dân Việt, TS. Nguyễn Hoàng Tuấn (Đại học Dược Hà Nội) cho biết, lan kim tuyến có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh nhưng chưa có căn cứ khoa học nào xác nhận loài dược thảo này có tác dụng chữa ung thư hay HIV như ở Việt Nam.

Cũng theo ông, chính vì sự thổi phồng quá mức mà người ta săn lùng lan kim tuyến ráo riết dẫn tới khai thác cạn kiệt, đáng báo động.