Tục đoạn có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh với tục đoạn

0
4

Tục đoạn có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh với tục đoạn

Tục đoạn là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi tại các tỉnh miền Bắc nước ta, chúng có nhiều công dụng quý giá đối với sức khỏe. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu tục đoạn có tác dụng gì nhé!

Tục đoạn là loại cây có chứa thành phần đa dạng nên được sử dụng làm vị thuốc xuất hiện trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, động thai, bổ can ích thận,… Vậy tục đoạn có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Một số thông tin về cây tục đoạn

Cây tục đoạn có tên khoa học là Dipsacus japonicus Dipsacaceae, là loại cây thuộc họ tục đoạn. Nó còn có tên gọi khác là sơn cân thái, oa thái, đầu vù hay rễ thái,…

Tục đoạn là cây thân thảo, cao khoảng từ 1,5 đến 2 mét, thân cây có 6 cạnh, trên cạnh có một hàng gai thưa. Lá cây tục đoạn mọc đối nhau, không có cuống, có răng cưa dài, phiến lá nhỏ, đầu nhọn. Cụm hoa tục đoạn có hình cầu hoặc hình trứng, cành hoa dài từ 10 đến 20cm, có lông cứng, hoa tục đoạn màu trắng. Quả tục đoạn có 4 cạnh, màu xám trắng, độ dài từ 5mm đến 6mm.

Rễ cây tục đoạn hình trụ, hơi cong, đầu trên to còn đầu dưới thì thuôn nhỏ dần. Bên ngoài có màu nâu xám, nhiều nếp nhăn dọc. Rễ tục đoạn dễ bẻ gãy, có các bó mạch xếp theo đường xuyên tâm. Tục đoạn có mùi nhẹ, vị đắng và hơi ngọt.

giai-dap-thac-mac-tuc-doan-co-tac-dung-gi-doi-voi-suc-khoe 1.jpgTục đoạn là loại cây cây thân thảo, có mùi nhẹ, vị đắng và hơi ngọt

Thành phần có trong tục đoạn

Các thành phần trong tục đoạn ít được nghiên cứu, kết quả không thống nhất. Một số phân tích ghi nhận tục đoạn có chứa một số thành phần sau:

Tinh dầu;

Tanin;

Saponin;

0x-sitosterol;

Daucosterol;

Sucrose.

Trong đó, tanin là hoạt chất khá quen thuộc được sử dụng trong y học. Tanin có khả năng liên kết với các protein cao phân tử, tạo thành lớp màng bảo vệ với khả năng sát trùng mạnh. Mặt khác, saponin lại là hoạt chất có khả năng làm giãn đồng tử.

Tục đoạn có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Đối với Y học cổ truyền, tục đoạn có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh như:

Giúp máu lưu thông, bổ thận ích can;

Chữa các bệnh đau nhức xương khớp, di phong thấp, thoái hóa khớp;

Điều trị bệnh lậu ở phụ nữ, an thai và ngăn ngừa nguy cơ sinh non;

Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiền liệt tuyến;

Giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.

Trong Y học hiện nay, tục đoạn đã được nghiên cứu và chỉ ra các tác dụng đối với sức khỏe như:

Giảm đau, cầm máu, hỗ trợ làm lành vết thương, chữa ung nhọt;

Tăng tiết sữa của phụ nữ sau khi sinh;

Gây mê;

Cải thiện sức khỏe của người bị huyết áp thấp.

giai-dap-thac-mac-tuc-doan-co-tac-dung-gi-doi-voi-suc-khoe 2.jpgNhiều người thắc mắc rằng tục đoạn có tác dụng gì đối với sức khỏe

Các bài thuốc từ dược liệu tục đoạn

Tục đoạn được sử dụng trong một số vị thuốc thông dụng dưới 2 dạng là: Thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Cụ thể:

Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối, co cứng gân cốt

Sử dụng tỳ giải, tục đoạn, đỗ trọng, ngưu tất cùng mộc qua mỗi thứ 80g nghiền thành bột mịn, thêm mật ong. Sau đó vo viên, mỗi viên khoảng 10g, dùng mỗi lần một viên, ngày từ 2 – 3 viên, uống chung với nước ấm hoặc rượu ấm.

Bài thuốc chữa động thai

Sử dụng 80g tục đoạn tẩm rượu, 80g đỗ trọng tẩm nước gừng rồi sao đến khi đứt tơ cùng 100g táo đỏ. Tán bột tục đoạn và đỗ trọng, loại bỏ hạt táo đỏ lấy thịt, giã nát rồi trộn với bột, vo viên (mỗi viên to bằng hạt bắp). Mỗi ngày uống từ 20 – 30 viên cùng với nước cơm. Bài thuốc này giúp chữa động thai cho phụ nữ có thai từ 2 – 3 tháng.

Bài thuốc trị can thận suy nhược

Sử dụng 12g tục đoạn, ngũ gia bì, ý dĩ nhân, phòng phong, ngưu tất, tỳ giải, bạch truật, 20g thục địa cùng 8g khương hoạt. Nghiền chúng thành bột mịn rồi vo thành viên. Mỗi lần uốn từ 12g, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần, uống chung với nước muối loãng hoặc rượu nóng.

giai-dap-thac-mac-tuc-doan-co-tac-dung-gi-doi-voi-suc-khoe 3.jpgSự kết hợp giữa các dược liệu cùng với tục đoạn để tạo ra bài thuốc trị can thận suy nhược

Bài thuốc giảm đau

Sử dụng 12g tục đoạn, ý dĩ nhân, ngưu tất, bạch truật, ngũ gia bì, tỳ giải cùng với 20g thục địa và 8g khương hoạt. Nghiền nát các nguyên liệu nên trên, sau đó vo viên. Mỗi lần uống 12g, ngày uống từ 2 – 3 lần chung với rượu ấm hoặc nước muối loãng.

Bài thuốc chữa mỏi gân cốt đối với người già

Sử dụng ngưu tất, tang ký sinh, tục đoạn, đỗ trọng (mỗi loại 10g) kết hợp cùng với đương quy, hà thủ ô, câu kỷ tử (mỗi thứ 5g), mang sắc thuốc và uống hết trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng tục đoạn

Mặc dù tục đoạn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng tục đoạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Người có chứng âm hư hỏa thịnh tuyệt đối không được sử dụng tục đoạn với bất kỳ mục đích nào.

Tùy vào từng cơ địa mỗi người, tục đoạn có khả năng chữa bệnh khác nhau. Vì vậy mà không nên phụ thuộc quá nhiều vào tục đoạn.

Tục đoạn ở dạng khô dễ ẩm mốc, chính vì vậy bạn cần tránh sử dụng tục đoạn hư hỏng để phòng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để nắm bắt được chính xác liều lượng sử dụng cũng như cách dùng, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Có thể thấy, tục đoạn mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Đây là phương pháp giúp lưu thông khí huyết, tăng lượng máu đến các vùng bị đau, giúp giảm đau, tiêu sưng, chống viêm và nuôi dưỡng cơ xương khớp.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tìm thấy các nguyên liệu kết hợp cùng tục đoạn để tự mình sắc thuốc tại nhà, chính vì vậy Viên khớp Tâm Bình là một sự lựa chọn tốt để bạn bồi bổ cơ thể.

giai-dap-thac-mac-tuc-doan-co-tac-dung-gi-doi-voi-suc-khoe 4.jpgViên khớp Tâm Bình hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn về tục đoạn có tác dụng gì đối với sức khỏe. Hy vọng qua bài viết, các bạn hiểu hơn về tục đoạn cũng như công dụng của loại dược liệu này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề: thảo dượcDược liệu thuốc nam

 

Các bài viết liên quan

 

Tác dụng của cây dương xỉ trong nhà bạn là gì, bạn đã biết chưa?

 

 

Các loại đinh lăng phổ biến và cách phân biệt chúng

 

 

Cây thương lục có độc không? Cây thương lục có tác dụng gì?

 

 

Quả lặc lày có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

 

 

Long não có tác dụng gì với sức khỏe? Lưu ý gì khi dùng?

 

 

Lá trầu không có phải là lá lốt không? Cách phân biệt như thế nào?

 

 

Ráy gai là cây gì? Công dụng của cây ráy gai

 

 

Tác dụng tuyệt vời từ hoa bưởi ngâm mật ong

 

 

Cây nhân trần có tác dụng gì? Một số lưu ý khi dùng cây nhân trần

 

 

Cao lương khương và những công dụng cho sức khỏe