8 thực phẩm không đội trời chung với các khối u, nhắc nhau nhớ ăn thường xuyên

0
10

Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh ung thư là áp dụng một chế độ ăn khỏe mạnh hợp lý. Hãy cùng tham khảo những món ăn “không đội trời chung” với ung thư dưới đây và cho chúng vào thực đơn hàng ngày của gia đình bạn nhiều hơn nhé!

8 thực phẩm không đội trời chung với các khối u, nhắc nhau nhớ ăn thường xuyên

1. Khoai lang – tiêu diệt tế bào ung thư

Khoai lang có khả năng ức chế tế bào ung thư rất rõ rệt. Tỷ lệ ức chế tế bào ung thư của khoại lang đã nấu chín chiếm 98.7%, còn khoai lang sống chiếm 94,4%.

Đặc biệt khoai lang tím có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Được biết, các nhà khoa học đã tiến hành kết hợp các chiết xấu lấy từ củ khoai lang tím nướng chín lên các tế bào ung thư, và thấy rằng các tế bào ung thư bị ức chế phát triển. Khi tiến hành cho chuột bị ung thư ăn khoai lang chín, họ cũng thu được những kết quả rất khả quan.

 

Các nhà khoa học khẳng định khoai lang tím rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư cấp độ 1 và 2, trong khi lại không gây ra tác dụng phụ nào. Vì vậy, nhóm nghiên cứu khuyến cáo rằng mọi người nên ăn một củ khoai lang tím cỡ vừa vào các bữa ăn trưa hoặc tối, hoặc thậm chí ăn một củ khoai lang tím cỡ to/ngày để tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh ung thư.

2. Cà tím – Thuốc tốt chống ung thư

Thời cổ đại Trung Quốc ngày xưa đã ghi chép “gốc cà tìm mùa thu chữa trị u bướu”. Ngày càng có nhiều tài liệu chứng tỏ, cà tím có tác dụng chống ung thư. Đã từng có thực nghiệm chiết xuất ra một loại chất không độc hại trong cà tím dùng để chữa trị ung thư dạ dày rất tốt.

Ngoài ra, trong cà tím có chứa glycosides solanine, cucurbitacin, stachydrine, choline, húng quế, saponin và nhiều loại kiềm sinh vật, trong đó solanine, cucurbitacin được chứng minh là có khả năng chống ung thư. Hoa cà tím, gốc cà tím, nước cà tím đều là thuốc tốt. Cà tím còn giàu các thành phần dinh dưỡng, ngoài vitamin A, C hơi thấp ra, các loại vitamin và khoáng chất đều tương tự như cà chua, nhưng hàm lượng protein và canxi trong cà tìm lại cao gấp 3 lần cà chua.

3. Bông cải xanh

Tất cả các loại rau họ cải (cải bắp, cải xanh…) đều chứa các chất chống ung thư nhưng bông cải xanh là một trong những thực phẩm chứa lượng lớn sulforaphane – hợp chất đặc biệt làm tăng các enzyme bảo vệ cơ thể và loại bỏ các chất gây ung thư.

Phòng chống: Ung thư vú, gan, phổi, tuyến tiền liệt, dạ dày, bàng quang.
Cách dùng: Đây là loại thực phẩm rất dễ sử dụng. Bạn có thể ăn kèm với bất cứ món nào từ salad đến pizza.

4. Củ cải – Tiêu trừ tác dụng gây ung thư của nitrosamine

Củ cải có nhiều loại, nhưng loại nào cũng đều có khả năng chống ung thư, vì vậy có câu ngạn ngữ rằng: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, cả cuộc đời không cần vào hiệu thuốc” và “củ cải tháng 10 chính là nhân sâm nước”.

Vì vậy mùa đông nên ăn nhiều củ cải. Người Hà Lan gọi củ cải là “món ăn dân tộc”, Nhật Bản, Mỹ cho rằng củ cải là “thần bảo vệ sức khỏe” trong loại rau có củ..

Củ cải có chức năng chống ung thư, nở phổi, hóa đờm, lợi tiểu. Trong củ cải có nhiều chất xúc tác có thể tiêu trừ tác dụng gây ung thư của chất nitrosamine, kích thích hệ miễn dịch cơ thể, nâng cao hoạt tính của đại thực bào, tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư thực bào.

Vị cay của củ cải đến từ dầu mù tạt, nó có thể kích thích đường ruột nhu động, thúc đẩy chất gây ung thư ra ngoài.

Trong củ cải còn nhiều thanh phần không rõ ức chế các hoạt tính gây đột biến. Hàm lượng vitamin C trong củ cải cao hơn táo, lê từ 8-10 lần. Ngoài ra, củ cải cũng giàu carotene có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.

5. Cà chua

Loại trái cây mọng nước này là nguồn dinh dưỡng lớn của lycopene – chất giúp cà chua có màu đỏ. Theo kết quả của các nghiên cứu, lycopene có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư niêm mạc tử cung – loại ung thư gây ra gần 8.000 ca tử vong mỗi năm.

Phòng chống: Ung thư niêm mạc tử cung, phổi, tuyến tiền liệt và dạ dày.
Cách dùng: Cà chua phát huy tác dụng lớn nhất khi được nấu chín, vì quá trình làm nóng giúp cơ thể hấp thụ nhiều lycopene hơn.

6. Bí ngô – Ức chế chất gây ra ung thư

Ở một số nước, bí ngô được mệnh danh là “bí thần”, bởi vì nó vừa là lương thực, vừa là món ăn. Người Trung Quốc có thói quen sử dụng bí ngô trong ngày lễ cảm tạ để thế hiện lòng cảm ơn của người dân đối với bí ngô.

Bí ngô giúp phòng ngừa béo phí, tiểu đường và mỡ máu, cholesterol cao, có hiệu quả rất tốt trong phòng ngừa ung thư. Hàm lượng vitamin A trong bí ngô rất cao, cao đến mức người bình thường không thể tưởng tượng được.

Ngoài ra, bí ngô giàu vitamin C, canxi và chất xơ, còn có thành phần tryptophan – P ức chế chất gây ra ung thư.

7. Lựu – Suy yếu ung thư tuyến tiền liệt

Nghiên cứu trên thế giới cho thấy, các chất như Phenylpropanoids, Hydrobenzoic acids, flavonoids và các axit béo có trong nước ép lựu sẽ làm suy yếu các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và làm giảm di căn của các tế bào u.ng thư.

8. Củ nghệ – ức chế các tế bào ung thư vú, tử cung, ruột kết

Từ hàng nghìn năm nay, nghệ vàng đã được sử dụng ở Ấn Độ như một loại gia vị thảo dược không thể thiếu. Viện Y tế Quốc gia Anh đã có đến 24 nghiên cứu về ảnh hưởng của nghệ, thành phần quan trọng nhất của nó là chất curcumin.

Các nghiên cứu cho thấy nghệ chứa hợp chất bao gồm cả curcumin, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và chống oxy hóa mạnh. Loại cây họ gừng này là một tác nhân giúp cơ thể phòng chống hàng loạt bệnh nhờ tính kháng viêm của nó.

Nghiên cứu cũng ghi nhận, nghệ có thể giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột và chống lại bệnh trầm cảm.

Một nghiên cứu gần đây ở Munich cho thấy nó còn có khả năng ức chế sự hình thành di căn. Curcumin được hiển thị trong các nghiên cứu để hoạt động như một chất ăn mòn gốc tự do mạnh. Nó cũng ngăn chặn việc sản xuất TNF (yếu tố hoại tử khối u) làm tăng tín hiệu viêm

Curcumin đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng về khả năng ức chế sự gia tăng các tế bào u.ng thư và di căn có liên quan đến một loạt các bệnh ung thư vú, tử cung, buồng trứng, thận, bàng quang, bạch cầu, ung thư bạch cầu, ung thư ruột kết, gan, tụy, phổi và u lymphô.

Thêm curcumin vào chế độ ăn uống của bạn bằng cách kết hợp nghệ như một gia vị vào các món súp, trà thảo dược…

Muốn phòng ngừa ung thư hãy thường xuyên ăn những thực phẩm này nhé!