Cách làm mứt dừa lá dứa không cần sữa đơn giản và dễ làm trong dịp Tết: Ăn ngọt mát, bùi bùi ngậy ngậy ai cũng mê.

0
75

Ngoài màu trắng truyền thống, cách làm mứt dừa có thể biến tấu thành nhiều màu sắc khác nhau từ nước cốt lá dứa, cà rốt,…Trong đó, mứt dừa lá dứa lại có một hương vị khác biệt, thơm ngon cùng với màu xanh lạ mắt. Cách làm mứt dừa có màu xanh tại nhà không quá khó, món mứt sẽ giúp tăng thêm màu sắc cho mâm cỗ nhà bạn.

Cách làm mứt dừa lá dứa không cần sữa đơn giản và dễ làm trong dịp Tết này - Tinmoi

Chuẩn bị nguyên liệu

Để làm mứt dừa màu xanh có rất nhiều cách. Trong đó phổ biến nhất là dùng màu xanh từ lá dừa. Để làm mứt dừa non ngon, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

– Cùi dừa tẻ (không quá non cũng không quá già): 200 gram

– Đường: 100 gram

– Lá dứa: 10 gram

Lưu ý: Bạn cũng có thể làm mứt dừa non trà xanh để lên màu gần giống nước lá dứa.
Cách làm mứt dừa lá dứa không cần sữa đơn giản và dễ làm trong dịp Tết này - Ảnh 1

 

Cách làm mứt dừa lá dứa không cần sữa

Sơ chế dừa

– Để mứt dừa được ngon và dẻo bạn nên chọn loại dừa bánh tẻ. Dùng móng tay bấm vào thấy vẫn còn mềm là đạt yêu cầu.

– Đầu tiên bạn gọt bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài, nạo thành sợi mỏng rồi ngâm dừa qua nước để loại bỏ dầu dừa.

– Chú ý, ngâm dừa trong vòng 8 – 10 tiếng đồng hồ hoặc đến khi nào thấy nước dừa trong là được.

– Sau khi ngâm xong, vớt dừa ra rổ, phơi cho ráo.

Cách làm nước cốt lá dứa và tạo màu cho mứt dừa

– Lá dứa các bạn rửa sạch, cắt khúc nhỏ, cho vào máy xay sinh tố nhuyễn với 300 ml nước, lọc lấy phần nước cốt màu xanh.

– Cho cơm dừa vào thau, ướp cùng với đường và nước cốt lá dứa trong vòng 3 – 4 tiếng đồng hồ. Bạn nhớ đảo đều lên để dừa ngấm đều màu xanh.

 

– Khi màu xanh đã ngấm vào dừa thì bạn gạn bớt nước, đợi cho đến khi đường tan hết.

 

– Lưu ý: Bạn để lại một chút nước lá dứa đặc để khi sên cho vào, mứt sẽ có màu xanh đẹp mắt và thơm hơn.

Cách sên mứt dừa lá dứa

– Cho hỗn hợp dừa ngâm đường vào chảo, bật to lửa. Đun cho đến khi thấy đường sôi thì hạ lửa thấp dần.

– Đến khi dừa cạn hết nước thì cho phần nước lá dứa còn lại vào chảo sên mứt dừa để có màu xanh đẹp mắt hơn. Bạn nhớ để lửa nhỏ, đảo đều tay để đường kết tinh đều vào sợi dừa. Lúc này nhìn mứt sẽ chưa có màu xanh nhiều do bám phấn đường, nhưng khi nguội mứt sẽ lên màu đẹp hơn.

– Sau khi mứt dừa khô ráo hoàn toàn, bạn cho mứt ra khay để nguội hoàn toàn, có thể dùng quạt hong khô hoặc cho vào lò nướng sấy ở nhiệt độ 100 độ C.

Thành phẩm

Cách làm mứt dừa lá dứa không cần sữa đơn giản và dễ làm trong dịp Tết này - Ảnh 2
Sau khi chế biến xong, bạn đã có được 1 món mứt dừa ngon, hợp khẩu vị cho dịp Tết này. Về bảo quản, bạn cho mứt dừa vào lọ thuỷ tinh đậy kín hoặc cho vào túi bóng, cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được lâu.

Xem thêm ;

3 loại vỏ cực độc chớ dại ăn vào, nhất là loại thứ 2

Những loại củ quả dưới đây rất bổ dưỡng nhưng bạn không nên ăn cả vỏ kéo rước độc tố vào người, gây bệnh cho bạn.

Vỏ khoai tây

Khi ăn khoai tây bạn nên gọt vỏ thật sạch, bởi trong thành phần của vỏ khoai tây có chứa chất glycoalkaloids, chất này có thể gây ngộ độc cho con người.

Nếu bạn ăn phải chất này nhẹ thì gây đắng lưỡi, tê lưỡi nặng có thể gây ngộ độc, khiến cho cơ thể xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Đặc biệt, nếu như vỏ khoai tây mọc mầm còn cực kỳ nguy hiểm, tuyệt đối không nên ăn có thể dẫn tới thiệt mạng.
Không được ăn vỏ khoai tây

Không được ăn vỏ khoai tây

Vỏ quả hồng

Vỏ quả hồng không bao giờ nên ăn bởi nó có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày, làm cho bạn mắc chứng đau bao tử. Nguyên nhân là  trong vỏ quả hồng nhất là hồng còn non có chứa chất axit tannic. Khi bạn ăn phải chất độc này khi xâm nhập vào dạ dày, sẽ tạo ra một hóa chất tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, gây sỏi thận, thậm chí nếu ăn nhiều còn dẫn tới tử vong.
Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn vỏ quả hồng, nhất là vỏ hồng còn xanh. Khi ăn hồng chín, bạn hãy rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ trước khi ăn để bảo vệ sức khỏe của mình.
Hồng là loại trái cây không nên ăn vỏ cực kỳ độc hại

Hồng là loại trái cây không nên ăn vỏ cực kỳ độc hại

Vỏ khoai lang
Khi ăn khoai lang bạn nên bóc vỏ thật sạch không nên ăn cả vỏ. Nguyên nhân là nếu bạn ăn vỏ khoai lang sẽ hại cho gan. Trong vỏ của khoai lang chứa quá nhiều chất kiềm, ăn nhiều sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa, gây đầy bụng khó tiêu. Nhất là những củ khoai lang mà phần vỏ có xuất hiện những đốm nâu, đen thì lại chứa nhiều độc tố.

Cách gọt vỏ khoai lang nhanh, không bị thâm đen không phải ai cũng biết
Đặc biệt là những củ khoai lang này đã bị vi khuẩn xâm nhập bị hà, thối. Nếu bạn ăn phải sẽ sản sinh ra chất độc saponone và saponol dễ làm tổn thương gan, thận.