Nghịch lý cuộc đời: Người Việt mua đất rộng, xây nhà to để được “sĩ diện” rồi suốt ngày chạy ở ngoài “cày cuốc” trả nợ, không còn thời gian ở trong nhà

0
155

 

Nghịch lý cuộc đời: Người Việt mua đất rộng, xây nhà to để được “sĩ diện” rồi suốt ngày chạy ở ngoài “cày cuốc” trả nợ, không còn thời gian ở trong nhà

Nhiều người Việt có tư tưởng xây nhà cho thật to để “sĩ diện” với thiên hạ, đi vay tiền xây nhà để rồi phải làm việc cả đời chỉ để trả nợ cho ngân hàng, không còn thời gian để hưởng hạnh phúc trong chính căn nhà của mình.

Cả đời “cày cuốc” làm việc chỉ để mua đất, xây nhà

Để có hàng tỷ đồng xây nhà, người dân ở nông thôn phải làm việc vất vả cả đời, dành tiền dựng một khối bê-tông rồi để lại cho con cháu. Ngay cả những người không khá giả, cũng cố gắng vay mượn để xây nhà lớn, để rồi về sau phải “còng lưng” làm việc để trả nợ. Bên cạnh đó còn vừa phải tự làm osin dọn dẹp nhà cửa hàng ngày.

Như trường hợp của ông Nguyễn Văn C sinh năm 1956 tại Phú Thọ. gia đình ông C vốn là một hộ nông dân giỏi trong xã, bên cạnh việc trồng lúa và hoa màu vợ chồng ông còn nuôi thêm đàn lợn để có thêm thu nhập.

gia đình ông cả đời cũng chỉ biết làm nông, cũng tích góp được vài trăm triệu đồng. Ông C dự tính sẽ cải tạo lại căn nhà đã cũ dần theo thời gian. Tuy nhiên, ông C quyết định “chơi lớn” là sẽ đập đi xây dựng lại toàn bộ căn nhà. Ông đã đi vay thêm anh em, họ hàng 400 triệu đồng để xây nhà.

Xây ngôi nhà lớn ở quê nhưng không có người

Khi ngôi nhà vừa xây dựng xong, hai vợ chồng C vừa vui mừng vừa lo lắng, mừng vì cũng đã xây dựng mới lại căn nhà, lo gì nghĩ đến khoản nợ xây nhà. Chưa kể, dù căn nhà xây 3 tầng khang trang nhưng trong nhà chỉ có đôi vợ chồng già sinh sống. Con ông C hầu hết đã chuyển lên thành phố sinh sống và làm việc, thi thoảng mới về quê để thăm vợ chồng ông.

Không chỉ có trường hợp nhà ông C, hiện nay vẫn có một số người trẻ có suy nghĩ “bắt buộc” phải có một căn nhà để an cư, lạc nghiệp. Tuy nhiên, xã hội phát triển, giới trẻ hiện nay dễ dàng tiếp cận với các gói tín dụng, vay tiền mua nhà trả góp, với lãi suất bình quân 10%/năm.

Tuy nhiên, mặt trái của việc tiếp cận dễ dàng tới các khoản vay mua nhà mà nhiều người đã vay cố tiền mua nhà, thậm chí có người vay 100% giá trị nhà. Điều này dẫn đến việc, có người phải cày cuốc cả đời chỉ để chi trả nợ.

Bí quyết mua đất, xây nhà để không phải “còng lưng” trả nợ

Ông Phan Đình Vĩnh, chuyên gia bất động sản nhận định: “Hiện nay, các trường hợp người mua đất, xây nhà phải làm cả đời để trả nợ không phải là ít. Nhiều trường hợp đã vỡ nợ, bán thanh lý, nhà cửa vì không thể gánh nổi tiền lãi hàng tháng.”

Do đó, khi quyết định mua nhà trả góp, người mua cần phải lựa chọn đúng phân khúc trong khả năng chi trả. Trong trường hợp sử dụng các đòn bẩy tài chính khi mua nhà, nên vay ngưỡng an toàn dưới 30%.

Nhiều trường hợp mua nhà xong phải “còng lưng” làm việc để trả nợ

“Khoản vay dưới 30%, hoặc cao hơn là 40% được coi là “tỷ lệ vàng” khi vay tiền mua nhà trả góp. Trong khi đó, các khoản vay 70% giá trị nhà, hoặc 100% giá trị có nhiều rủi ro, thậm chí mất trắng nếu người mua không thể thanh toán đúng hạn định kỳ”, ông Vĩnh nói.

Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp người mua vay tiền mua nhà sau đó cho thuê chính ngôi nhà đó để tạo ra thu nhập đều hàng tháng.

Ví dụ như trường hợp anh Nguyễn Ngọc Q ở Hà Nội đã bỏ ra 1,7 tỷ cộng với vay thêm 1 tỷ để mua một căn nhà hạng a tại trung tâm thành phố. Sau đó, anh Q cho người cải tạo nhà thành homestay cho thuê theo ngày, giá thuê là 1,5 – 2 triệu đồng/ngày. Công suất đạt khoảng 60%/tháng. Như vậy, mỗi tháng anh Q bỏ túi trên dưới 25 triệu đồng. Trừ tiền lãi định kỳ, mỗi tháng cũng dư ra vài triệu đồng.

Chính vì vậy đừng vì một chút “sĩ diện” mà cố mua đất, xây nhà để rồi sau phải “còng lưng” gánh khoản nợ khổng lồ. Hãy xem tình hình kinh tế của gia đình mình để xây dựng một căn nhà vừa tầm, để không phải “nợ trồng nợ” mà có nhiều thời gian ở trong nhà hơn.

NSƯT có 10 căn nhà tại Mỹ, cả đời chung thủy với 1 người tiếp tục vắng mặt xin xét NSND: “Tại sao phải xin, tự trọng của tôi không cho phép”

Chia sẻ lý do không làm thủ tục xin xét tặng danh hiệu NSND dù đủ tiêu chuẩn, NSƯT Bảo Quốc từng thẳng thắn nói ‘được phong tặng thì nhận, còn xin thì không’.

Mỗi kỳ xét tặng Nghệ sỹ Nhân dân (NSND), Nghệ sỹ Ưu tú (NSƯT) công chúng lại thấy lấn cấn khi có những nghệ sĩ có bề dày hoạt động nghề nghiệp, giỏi nghề nhưng không hề thấy tên, trong khi có gương mặt chưa tạo được ấn tượng đặc biệt lại có tên.

Mới đây, danh sách các cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ sĩ nhân dân” gồm có 77 nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực trên khắp cả nước. Trong đó, ở TP.HCM có 18 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND lần này gồm: Kim Thanh, Xuân Quan, Thanh Trang, Hữu Danh (Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM); Mỹ Hằng, Trọng Phúc, Tấn Giao (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang); Đàm Loan (Sân khấu Thế giới trẻ), Hữu Quốc (Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ); Bích Liên, Hồ Văn Thành, Phi Vũ (Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam); Tuyết Mai (Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen); Lại Thế Hiển (Hội Âm nhạc TP.HCM); Lê Thụy (Công ty cổ phần truyền thông Người Sài Gòn) và các nghệ sĩ Phượng Loan, Hùng Minh, Thanh Điền.

Một nghệ sĩ rất được công chúng quan tâm từ nhiều năm nay và được cho là quá xứng đáng bước vào hàng NSND đó là NSƯT Bảo Quốc nhưng tiếp tục “vắng mặt” trong danh sách.

Để được xét tặng NSND, nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật liên tục hoặc cộng dồn theo số năm nhất định (20 năm với NSND, 15 năm với NSƯT) và có được một số giải thưởng Vàng, Bạc (quy đổi phù hợp với từng danh hiệu) tại các giải thưởng chuyên nghiệp, các Hội diễn toàn quốc…

Theo quy định, một trong những tiêu chí của NSND (tính từ khi được phong tặng NSƯT đến NSND) là cá nhân phải đoạt 2 giải Vàng quốc gia; có nhiều thành tích và cống hiến nổi bật xuất sắc.

Phóng viên Gia đinh & Xã hội đã liên hệ với nghệ sĩ Gia Bảo – cháu nội của NSƯT Bảo Quốc về làm hồ sơ xét danh hiệu NSND. Tuy nhiên, phía gia đình NSƯT Bảo Quốc giữ im lặng, không phát biểu gì về vấn đề này.

Trước đó, trong một bài phỏng vấn nhiều năm trước, NSƯT Bảo Quốc từng chia sẻ: “Tôi giờ như người đứng ngoài cuộc nên không có ý kiến gì về bản thân nhưng cũng có chút băn khoăn. Nếu xét dựa vào huy chương thì hơi kẹt. Hồi đó tôi có đủ huy chương nhưng là huy chương từ sân khấu kịch do tôi hoạt động khá đa dạng từ cải lương, kịch nói tới hài kịch, phim ảnh, chứ rất nhiều anh chị kỳ cựu bên sân khấu cải lương lấy huy chương ở đâu, chị Út Bạch Lan, Ngọc Hương… thi ở đâu lấy huy chương? Nhưng họ thực sự rất xứng đáng, khán giả yêu mến cải lương ai mà không biết đến họ?”.

Ngoài ra, trong một bài phỏng vấn trên Lao động hồi 7/2011, khi được hỏi vì sao ông không làm thủ tục xin xét tặng danh hiệu NSND trong khi ông có đủ tiêu chuẩn, không cần phải xin đặc cách như nghệ sĩ khác, NSƯT Bảo Quốc thẳng thắn được phong tặng thì nhận, còn xin thì không.

“Tôi không làm thủ tục là vì nhận thấy sự bất hợp lý trong quy định về thủ tục hồ sơ xét tặng. Tôi đồng ý khi xét tặng danh hiệu NSƯT, nghệ sĩ phải khai rõ thành tích, còn khi xét phong tặng NSND, không nên đòi hỏi chúng tôi phải tự làm bản kê khai thành tích cá nhân. Cơ quan quản lý Nhà nước, hội chuyên ngành địa phương đã nắm rõ hoạt động, thành tích của chúng tôi sau khi được phong tặng NSƯT.

Cả hai cơ quan này cũng có thể yêu cầu chính quyền địa phương nơi nghệ sĩ cư trú nhận xét nhân thân nghệ sĩ chứ không nên bắt nghệ sĩ đến địa phương xin nhận xét về mình. Tại sao nghệ sĩ phải khai thành tích và xin được xét tặng danh hiệu NSND? Lòng tự trọng không cho phép tôi làm điều đó, vì như vậy sẽ rất tổn thương cho danh dự nghệ sĩ nếu không được xét tặng. Danh hiệu NSƯT, NSND của Nhà nước phong tặng là rất cao quý đối với nghệ sĩ. Được phong tặng thì tôi nhận, còn xin thì không”, NSƯT Bảo Quốc từng phát biểu.

NSƯT Bảo Quốc và vợ hiện đang định cư ở Mỹ. Ở tuổi 74, nghệ sĩ Bảo Quốc vẫn khỏe mạnh, đi show nhưng chỉ diễn để thỏa đam mê. Thi thoảng, nam nghệ sĩ vẫn về Việt Nam để thăm gia đình, đồng nghiệp. Hồi giữa năm 2022, ông về Việt Nam và tham gia ghi hình “Ký ức vui vẻ” của VTV

NSƯT Bảo Quốc tên thật là Lư Bảo Quốc, sinh năm 1949 tại Tây Ninh, là con trai thứ 6 trong gia tộc cải lương Thanh Minh – Thanh Nga.

Cha ông là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Năm Nghĩa còn mẹ là bà Nguyễn Thị Thơ (còn gọi là bà bầu Thơ). Bà bầu Thơ được mệnh danh là bà bầu của các ông bầu bởi nhiều người từng làm cho bà đều ra làm bầu gánh cải lương. Chị gái Bảo Quốc chính là nghệ sĩ cải lương huyền thoại – nữ hoàng sân khấu Thanh Nga. Ngoài ra, ông còn có mối quan hệ máu mủ với nhiều nghệ sĩ tài năng khác như Chí Tiên (em trai), Hữu Lộc (cháu trai), Hữu Châu (cháu trai), Hồng Loan (con gái)…

Nhiều năm qua, nghệ sĩ Bảo Quốc và vợ đã sang Mỹ định cư. Ở nước ngoài, ông sống cùng gia đình con gái – nghệ sĩ Hồng Loan. Năm 2016, nghệ sĩ Bảo Quốc trải qua cuộc phẫu thuật gan.

Đến hiện tại, ở tuổi 74, nghệ sĩ Bảo Quốc vẫn khỏe mạnh, đi show nhưng chỉ diễn để thỏa đam mê. Thi thoảng, nam nghệ sĩ vẫn về Việt Nam để thăm gia đình, đồng nghiệp. Ông cũng mới tổ chức tiệc sinh nhật tròn 74 tuổi tại Mỹ.