Lương giáo viên từ 01/7/2024 tăng bao nhiêu mà ai cũng mừng rỡ?

0
287

Chính sách cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 đã chính thức được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2023. Vậy với chính sách này, lương giáo viên từ 01/7/2024 tăng bao nhiêu?

 

Ngày 09/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện chính sách tiền lương mới từ 01/7/2024.Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, chính sách tiền lương mới từ 01/7/2024 sẽ ảnh hưởng lớn đến chế độ lương của công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng thông qua một số điểm đáng chú ý như:

Tiền lương trung bình có thể tăng khoảng 30% 

Chính sách tiền lương mới sẽ mở rộng quan hệ tiền lương, theo đó mức lương thấp nhất của công chức, viên chức có thể sẽ tăng khá cao. Cụ thể:

Mức lương trung bình của công chức, viên chức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12.

Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.

Nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương có thể tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương.

Ngoài ra, chính sách tiền lương mới còn quy định mức lương thấp nhất của khu vực công sẽ bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.

Dự kiến cuối năm 2024, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng sẽ trình Chính phủ phương án tăng lương lương tối thiểu vùng. Trong các phiên thảo luận tại Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu đề nghị tăng lương tối thiểu vùng đồng thời với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024.

Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025

Không chỉ thực hiện chế độ lương mới từ ngày 01/7/2024, Chính phủ còn tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm từ năm 2025.

Việc tăng lương thêm 7% là để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP. Chính sách tăng lương bù trượt giá này thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.

Tiền lương ngành giáo dục sẽ tăng cao hơn so với mặt bằng chung

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương của viên chức giáo dục sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.

Khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc, làm sao vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung, vừa thể hiện ưu đãi đối với ngành này. Lương giáo viên từ 01/7/2024 tăng bao nhiêu?Lương giáo viên từ 01/7/2024 tăng bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

Với chính sách tiền lương mới, giáo viên có còn các loại phụ cấp?

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, chính sách tiền lương mới quy định 09 loại phụ cấp áp dụng cho công chức, viên chức:

Phụ cấp kiêm nhiệm;
Phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực;
Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Phụ cấp lưu động;
Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập;
Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.

Có thể thấy, chính sách tiền lương mới vẫn tiếp tục quy định các loại phụ cấp cho công chức, viên chức như quy định hiện hành. Vì vậy, công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng có thể vẫn được hưởng các loại phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên, khu vực…