Ngược đời: Người nghèo ở nhà đất, người giàu chọn ở chung cư, lý giải quá bất ngờ

0
342

Ở đất nước Nhật Bản, giá của một căn hộ chung cư tại thành thị có thể đắt hơn nhiều một căn nhà mặt đất rộng rãi ở ngoại ô.

Ngược đời ở Nhật Bản: Người nghèo ở nhà đất, người giàu chọn ở chung cư, lý giải quá bất ngờ - Ảnh 1.

Ở chung cư hay nhà đất là băn khoăn của nhiều người trẻ hiện nay. Với mật độ cư dân ngày càng cao tại các đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội…, việc sở hữu một căn nhà đất riêng biệt đáp ứng đủ nhu cầu về không gian, chất lượng sống ngày càng thiếu thực tế do quỹ đất hạn hẹp, mức giá bất động sản ngày càng cao. Trước thực trạng đó, loại hình nhà ở chung cư là lựa chọn của đa số những người trẻ, có mức thu nhập ở mức trung bình. Bởi giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu về lối sống hiện đại, tiện nghi…

Thế nhưng, ở xứ sở hoa anh đào Nhật Bản, những người giàu có, thu nhập cao lại có xu hướng lựa chọn ở nhà chung cư, căn hộ… Trong khi đó, những người dân có thu nhập thấp lại ở trong những ngôi nhà mặt đất riêng biệt, rộng rãi.

Trong bộ truyện nổi tiếng Nhật Bản Doraemon và Shin – cậu bé bút chì, gia đình của nhân vật chính là những người thuộc tầng lớp lao đồng bình thường. Nhưng họ lại sống trong những ngôi nhà đất độc lập, rộng rãi. Ngược lại, trong phim truyền hình Nhật Bản, những người thuộc tầng lớp trí thức, như luật sư, bác sĩ, nhà văn – có thu nhập cao  trong xã hội lại thường chọn ở các căn hộ chung cư.

Tại sao ở một đất nước “đất chật người đông” như Nhật Bản, người nghèo lại sống trong những ngôi nhà mặt đất rộng rãi còn người giàu lại chọn chung cư đông đúc?

Ngược đời ở Nhật Bản: Người nghèo ở nhà đất, người giàu chọn ở chung cư, lý giải quá bất ngờ - Ảnh 2.

Điều này được giải thích là do ở Nhật Bản, các gia đình đều giữ gìn phong tục lưu truyền căn nhà đang sống qua nhiều thế hệ. Tới hiện nay, nhiều người trẻ lựa chọn sống tại những căn nhà mặt đất vì đất đai ở Nhật Bản thuộc sở hữu tư nhân. Ngoại trừ khu vực đông dân cư, thì những ngôi nhà mặt đất này vừa rộng rãi vừa khôn phải mất thêm các chi phí dịch vụ phát sinh. Do đó, họ tiết kiếm được nhiều khoản chi phí đáng kể, trong đó có phí tài sản.

Còn đối với những người giàu có, thường là doanh nhân, tầng lớp trí thức, người nổi tiếng lựa chọn sống ở trung tâm thành phố vì bởi ở đó có những tiện ích xung quanh như giao thông, cơ sở hạ tầng… Bên cạnh đó, những căn chung cư cao cấp luôn có hệ thống an ninh đảm bảo an toàn, chất lượng cuộc sống mức cao, hiện đại và có khả năng phòng chống thiên tai, động đất tốt hơn. Mà đó là những thiên tai vốn rất phổ biến ở Nhật. Nhưng cũng bởi vậy, cuộc sống ở chung cư, căn hộ cũng phát sinh thêm các loại chi phí thêm như phí dịch vụ quản lý, phí đỗ xe hàng tháng…

Ngược đời ở Nhật Bản: Người nghèo ở nhà đất, người giàu chọn ở chung cư, lý giải quá bất ngờ - Ảnh 3.

Bù lại, khi sinh sống ở khu vực trung tâm, người ta sẽ có cơ hội việc làm, các hoạt động vui chơi giải trí, cơ sở giáo dục chất lượng… nhiều hơn. Ở thành phố Tokyo hiện đại, đất chật người đông, tiền thuê một căn hộ chung cư vô cùng đắt đỏ. Xét về giá trung bình, một căn hộ chung cư ở Tokyo có thể có giá cao hơn một ngôi nhà ngoại ô.

Những căn nhà mặt đất trong các bộ phim của Nhật Bản thực tế không ở Tokyo. Đó thường là những ngôi nhà nằm ở những khu vực xa xôi, giá bất động sản khá rẻ. Cuộc sống ở nơi đây tuy thoáng đáng, rộng rãi hơn nhưng xa thành phố và gây bất tiện khi di chuyển khi tới khu vực trung tâm, hạn chế cơ hội việc làm, mở rộng quan hệ làm ăn.

Mặc dù vậy, lựa chọn ở chung cư hay ở nhà mặt đất cũng tùy thuộc vào sở thích cá nhân của từng cá nhân. Không phải người giàu nào cũng muốn mua chung cư, cũng không phải người nghèo nào cũng lựa chọn nhà đất.

Bên cạnh đó, ở Nhật Bản không có sự khác biệt rõ ràng giữa người giàu và người nghèo. Bạn có thể sống ngay cạnh một triệu phú mà không hay biết, bởi ngôi nhà của họ không khác biệt so với xung quanh. Điều này được lý giải là do giới nhà giàu Nhật vốn có lối sống cộng đồng, không thích phô trương, khoe khoang nên khó có thể đánh giá một người thông qua vẻ bề ngoài của họ.