Hạt dẻ là loại hạt có vị thơm, béo, bùi… được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, hạt dẻ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng đối với sức khỏe của người dùng. Nếu bạn đang tìm hiểu các thông tin về loại hạt bổ dưỡng này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu về hạt dẻ
Hạt dẻ có tên gọi khác là sơn hạch đào, tên tiếng anh là chestnut. Vỏ ngoài của hạt được bao bọc bởi lớp vỏ dày, nhiều gai. Quả dẻ chín vào khoảng tháng 8 – tháng 10 mỗi năm. Khi quả chín, sẽ có màu nâu đen và tự rụng xuống đất. Hạt dẻ được lấy từ cây dẻ – loại thực vật có thân gỗ, tuổi thọ lâu năm, thuộc họ Sồi (fagaceae).
Cây dẻ có nguồn gốc từ các nước Châu Á và bán đảo Châu Á. Cây có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt từ bên ngoài tốt bởi thân cây chắc chắn, bền cứng. Vì thế, cây dẻ không những thu sản lượng hạt mà còn có giá trị lấy gỗ.
Hiện nay, các loại hạt dẻ trên thị trường rất đa dạng. Bạn có thể dễ dàng phân biệt dựa trên nguồn gốc của hạt với các đặc điểm nhận biết như:
- Hạt dẻ Sapa: có vị hơi ngọt, bùi và béo. Lớp vỏ ngoài của hạt bóng, màu nâu sẫm, có lớp lông tơ màu trắng nhạt trên đỉnh vỏ. Kích thước hạt to hơn các loại hạt dẻ rừng. Sau khi tách, hạt có lớp vỏ mỏng lụa màu vàng chanh bao bọc toàn bộ bề mặt của hạt.
- Hạt dẻ Thái Lan: có lớp vỏ màu nâu, hạt to, hình dáng tròn và cân xứng. Vì thế, rất dễ dàng nhận biết loại Thái Lan với các loại hạt khác từ hình dáng bên ngoài. Hạt có hương thơm, vị ngon nhưng giá phải chăng nên được nhiều người ưa chuộng.
- Hạt dẻ Nhật: Thông thường, loại này được chế biến sẵn và đóng gói trong bao bì. Hạt có kích thước không đều nhau, dáng hình cầu, hơi méo. Vỏ hạt dày, có màu nâu nâu đất. Khi tách lớp vỏ, hạt bên trong có màu vàng sáng.
- Hạt dẻ Trung: Khi nhìn qua, bạn rất khó phân biệt loại Trung Quốc và loại Sapa. Tuy nhiên, khi quan sát kĩ, hạt dẻ Trung có vỏ hạt mỏng, màu nâu bóng. Các hạt đều có kích thước to, tròn.
2. Thành phần dinh dưỡng hạt dẻ
Hạt dẻ là loại hạt giàu chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng calo ít, giàu chất xơ. Hầu hết, lượng calo trong hạt dẻ chủ yếu đến từ carbs. Giá trị dinh dưỡng có trong 10 gram hạt dẻ nước bao gồm:
- Calo: 9.7
- Chất béo: 0.01 gram
- Carbs: 2.239 gram
- Chất xơ: 0.3 gram
- Protein: 0.2 gram
- Kali: 16 % RDI
- Manga: 16 %RDI
- Đồng: 15 % RDI
- Vitamin B6: 15 %RDI
- Riboflavin: 11%RDI
- Các chất dinh dưỡng khác như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và các loại khoáng chất khác.
Hạt dẻ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Việc bổ sung chất xơ giúp hệ thống đường ruột, hệ tiêu hóa cải thiện, giảm cholesterol trong máu, điều chỉnh lượng đường…
3. Top 10 tác dụng của hạt dẻ
Hạt dẻ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, dưới đây là một số công dụng điển hình mà người ăn hạt đúng cách sẽ thu được:
#1 Chống oxy hóa
Trong cơ thể có các phân tử có khả năng gây hại được gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do tích tụ, gia tăng có thể gây ra stress oxy hóa. Điều này làm tổn thương các tế bào và các cơ quan chức năng trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng hạt dẻ để cơ thể bổ sung các chất chống oxy hóa như: axit ferulic, epicatechin gallate và gallocatechin gallate….
#2 Phòng chống bệnh ung thư
Theo nghiên cứu, trong 100 gram hạt dẻ có chứa 45 gram vitamin C. Trong khi, vitamin C là chất cần thiết chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, loại bỏ các chất tự do. Vì thế, công dụng của hạt dẻ trong việc chống các gốc tự do, phòng ngừa ung thư được đánh giá cao bởi các chuyên gia sức khỏe.
#3 Giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch
Hoạt chất Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng giúp lưu thông máu trong cơ thể làm giảm áp lực lên tĩnh mạch.
Hạt dẻ còn có tác dụng điều trị sưng, viêm ở mắt cá chân của những người bị giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, độ co giãn tĩnh mạch được cải thiện đáng kể giúp tĩnh mạch bền vững hơn.
#4 Giúp giảm cân hiệu quả
Hạt dẻ nước chứa hàm lượng lớn chất xơ tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn đói một cách hiệu quả. Đặc biệt, theo nghiên cứu, việc sử dụng hạt dẻ thường xuyên giúp làm giảm 25% nguy cơ béo phì, giúp bạn có vòng eo thon gọn.
#5 Ngăn chặn các bệnh tim mạch
Hàm lượng kali phong phú trong hạt dẻ được xem là chất dinh dưỡng giúp bạn giảm bớt tình trạng căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống. Chất kali giúp thận đào thải lượng natri dư thừa bằng đường nước tiểu bởi natri quá nhiều trong cơ thể gây ra tình trạng huyết áp cao.
#6 Tránh tình trạng mất nước
Như chúng ta đã biết, hạt é là loại hạt giúp làm mát cơ thể vào ngày hè oi bức. Trong khi, hạt dẻ có chứa kali và natri – là các chất bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất nước. Đặc biệt, vào mùa hè, bạn có thể ăn hạt dẻ mỗi ngày khi nhiệt độ cao, độ ẩm thấp khiến cơ thể bị mất nước.
#7 Duy trì năng lượng
Các chất carbohydrate và chất béo trong hạt dẻ đều là các chất quan trọng để cung cấp, duy trì năng lượng cho cơ thể và cải thiện hệ thần kinh. Theo nghiên cứu, trong 100 gram hạt dẻ có chứa 75 gram carbohydrate và 3.5 gram chất béo.
#8 Cải thiện tình trạng thiếu máu
Một số người gặp gặp tình trạng choáng váng khi thay đổi đổi tư thế đột ngột. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu máu của cơ thể do thiếu hụt lượng sắt. Sử dụng hạt dẻ bổ sung sắt và đồng làm giảm nguy cơ thiếu máu.
#9 Xương chắc khỏe
Đồng trong hạt dẻ là khoáng chất giúp tăng cường sức mạnh của xương. Đồng thời, đồng cũng giúp hình thành hồng cầu, nâng cao sức mạnh của hệ miễn dịch.
#10 Chống nhiễm khuẩn
Hạt dẻ chứa lượng lớn vitamin C – chất chống oxy hóa tự nhiên giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Việc cải thiện sức đề kháng chống lại các vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.
4. Cách làm các món ăn từ hạt dẻ
Hạt dẻ có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau bằng các cách đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật dưới đây.
Cách luộc hạt dẻ đơn giản
Hạt dẻ luộc chín có thể bảo quản, sử dụng trong vòng 3 ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Để luộc hạt dẻ chín, thơm ngon, dễ tách vỏ, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 kg hạt dẻ
- 1 thìa cafe muối
- 1 lít nước
- Nồi luộc
Hướng dẫn cách thực hiện:
Bước 1: Hạt dẻ sau khi mua về rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám ở vỏ ngoài. Bạn phơi ráo vỏ giúp tách hạt dễ dàng hơn.
Bước 2: Dùng dao rạch ngang thân hạt nhưng không phạm quá sâu vào phần thịt hạt để không bị nát
Bước 3: Cho hạt , 1 thìa muối vào nồi, đổ ngập nước. Luộc trên bếp với lửa vừa phải trong vòng 10 – 15 phút, phụ thuộc kích thước của hạt. Lưu ý, bạn không nên luộc quá chín để tránh thịt hạt bị thâm đen, không còn vị ngọt bùi tự nhiên.
Cách rang hạt dẻ rang bằng chảo thơm, ngon
Hạt dẻ rang khi chế biến cần chú ý thời gian, nhiệt lượng để đảm bảo không bị cháy với cách làm như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 kg hạt dẻ
- 1 lít nước sạch
- Dụng cụ: Dao, nồi, chảo
Cách thực hiện:
Bước 1: Tương tự như cách luộc hạt dẻ, bạn tiến hành rửa sạch, dùng dao rạch ngang thân hạt dẻ. Luộc hạt dẻ trong vòng 10 – 15 phút và phơi ráo trên rổ.
Bước 2: Bắc chảo sạch, nồi gang có đáy dày lên bếp trong vòng 1 phút để làm nóng chảo. Cho hạt dẻ đã luộc vào chảo và rang ở lửa vừa phải. Bạn đảo đều tay, rang trong vòng 15 – 20 phút đến khi hạt nứt hẳn.
Thành phẩm hạt dẻ rang có vỏ hơi cháy, nhân hạt vàng, có mùi thơm ngậy. Khi thưởng thức, bạn cảm nhận vị ngọt, bùi, béo của hạt dẻ.
Cách làm hạt dẻ rang bơ bằng nồi chiên không dầu
Hạt dẻ rang bơ là món ăn vặt thơm, ngon, bổ dưỡng. Khi chế biến biến cùng bơ, bạn sẽ thưởng thức vị mặn nhẹ kết hợp vị béo, bùi. Công thức chế biến vô cùng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 500 gram hạt dẻ
- 50 gram bơ lạt
- 1 thìa cafe muối
- Nồi chiên không dầu, dao…
Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế hạt bằng cách rửa sạch, để ráo, cắt vỏ hạt thành hình dấu nhân.
Bước 2: Làm nóng nồi chiên không dầu trong 10 phút ở nhiệt độ 150 độ C. Bỏ hạt vào nồi chiên không dầu và dàn đều. Nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng 15 phút.
Cho 50 gram bơ lạt đã chuẩn bị vào hạt và đảo đều. Nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 5 phút.
Bước 3: Rắc thêm muối đã chuẩn bị và thưởng thức món ăn.
Hạt dẻ sau khi rang bơ có màu vàng bắt mắt, mùi thơm nức mũi. Hạt có vị béo, mặn, bùi đan xen cực kỳ ngon miệng.
Cách làm hạt dẻ rang muối
Hạt dẻ rang muối ấm nóng phù hợp để nhâm nhi trong các buổi gặp mặt, chuyện trò. Chỉ với cách làm đơn giản, bạn cũng có thể tự làm tại nhà bằng công thức dưới đây.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 500 gram hạt dẻ
- 250 gram muối hạt
- 1 lít nước sạch
- Chảo, dao…
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế hạt bằng cách rửa sạch, phơi khô, dùng dao khứa thân hạt một đường ngang hoặc hình dấu nhân để dễ dàng tách vỏ hạt.
Bước 2: Cho nước, 1 ít muối và hạt vào nồi, luộc trong vòng 10 – 15 phút. Ngâm hạt trong nước luộc khoảng 10 phút.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp, cho muối hạt vào rang nóng. Sau đó, cho hạt vào chảo muối rang, đảo đều tay trong vòng 10 phút. Vỏ hạt hơi cháy, nhân chuyển qua màu vàng, có mùi thơm là hạt đã chín.
Bước 4: Đổ hạt vào rá, dùng 1 tấm khăn ủ lên để hút ẩm. Như vậy, bạn đã chế biến xong món hạt dẻ rang muối thơm, bùi để nhâm nhi cùng người thân, bạn bè.
Cách làm hạt dẻ nướng bằng nồi chiên không dầu
Hạt dẻ nướng nóng hổi, thơm lừng là món ăn được nhiều người yêu thích trong mùa đông. Các bạn có thể thực hiện món ăn này vô cùng đơn giản, tiện lợi bằng nồi chiên không dầu bằng các bước dưới đây.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 kg hạt dẻ tươi
- Nước sạch
- Nồi chiên không dầu, xửng hấp, dao
Hướng dẫn cách thực hiện:
Bước 1: Hạt rửa sạch, loại bỏ các hạt lép, hạt hỏng và để ráo. Dùng dao khứa hình chéo trên thân vỏ hạt .
Bước 2: Bỏ hạt vào lòng hấp, cho nước vào nồi hấp và đun xửng hấp trên bếp bằng lửa vừa phải trong vòng 10 – 15 phút.
Bước 3: Làm nóng nồi chiên không dầu bằng cách cài đặt nhiệt độ 180 độ C, thời gian 10 phút. Cho hạt đã hấp vào lòng chiên, dàn đều. Nướng hạt trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 130 độ C.
Hạt dẻ nở vàng đều và có mùi thơm. Khi thưởng thức, bạn bạn sẽsẽ cảm nhận vị ngọt bùi, béo của hạt. Hạt dẻ nướng được bảo quản trong hũ đậy nắp kín trong nhiệt độ phòng.
5. Các câu hỏi thường gặp về hạt dẻ
Khi sử dụng hạt dẻ, bạn có thể có một số thắc mắc liên quan đến loại hạt này. Vì thế, các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về loại hạt này.
Giá hạt dẻ là bao nhiêu?
Giá hạt dẻ có nhiều mức giá khác nhau, phụ thuộc loại hạt trên thị trường. Trong đó, giá hạt dẻ khô Thái Lan khoảng 320.000 đồng/kg; giá hạt dẻ khô Sapa khoảng 200.000 đồng/kg; giá hạt dẻ khô Nhật Bản khoảng 400.000 đồng/kg; giá hạt dẻ khô Trung Quốc khoảng 80.000 đồng/kg.
Ăn hạt dẻ có béo không?
Mặc dù hạt dẻ có lượng calo thấp nhưng trong hạt có chứa lượng lớn tinh bột và chất béo. Vì thế, việc sử dụng quá nhiều có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Hạt dẻ mọc mầm có ăn được không?
Bạn không nên ăn hạt dẻ mọc mầm bởi chúng đã sinh ra độc tố khi mầm phát triển. Hạt dẻ khi mọc mầm có thể sản sinh ra các độc tố gây ung thư gan. Vì thế, bạn nên chọn các hạt tròn, mẩy, chắc và không có dấu hiệu nảy mầm.
Hạt dẻ tươi để được bao lâu?
Hạt dẻ tươi có thể bảo quản trong thời hạn ngắn ngày hơn so với hạt dẻ khô. Thông thường, hạt dẻ tươi chỉ có thể bảo quản khoảng 7 – 10 ngày. Cách bảo quản hạt dẻ tươi tốt nhất là bỏ vào túi bóng có các lỗ thoáng khí, trong ngăn mát tủ lạnh.
Ăn nhiều hạt dẻ có tốt không?
Khi ăn quá nhiều hạt dẻ, bạn có thể gặp tình trạng tăng cân, thừa chất xơ, các vấn đề về tiêu hóa, bệnh sỏi thận… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 8 – 10 hạt chia làm nhiều bữa để đảm bảo cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
Mua hạt dẻ ở đâu?
Bạn không quá khó khăn để tìm mua hạt dẻ bởi hạt dẻ được bán phổ biến, đặc biệt là mùa đông. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, đúng loại hạt dẻ cần mua, bạn có thể tham khảo các địa chỉ siêu thị lớn như Tops Market, Vinmart…
Như vậy, qua bài viết, bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về thành phần dinh dưỡng, tác dụng, cách chế biến và các câu hỏi thường gặp về hạt dẻ… Ngoài ra, để có thể thay đổi khẩu vị, bạn có thể dùng hạt Macca giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.