Tiết thanh minh nhiều người về quê tảo mộ ông bà tổ tiên nhưng cần phải nhớ tránh dâng cúng ông bà tổ tiên thứ quả mà ngày thường vẫn dùng này.
Tiết thanh minh là gì, diễn ra vào ngày nào?
Tiết thanh minh là 1 trong 24 tiết khí trong năm. Tiết thanh minh diễn ra sau tiết xuân phân. Tiết Thanh minh thường bắt đầu từ ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 4. Tiết thanh minh năm 2024 bắt đầu vào ngày 4/4 dương và kết thúc ngày 20 tháng 4.
Thanh minh là tiết mà thời tiết trong quang đãng nhất năm. Phong tục truyên thống của người Việt là đi tảo mộ ông bà tổ tiên vào dịp này. Hoạt động đó gồm thăm viếng, cúng kiếng và dọn dẹp mộ phần của ông bà tổ tiên họ hàng. Con cháu dù đi làm ăn xa thì ngày thanh minh cũng về thắp hương ông bà, hướng tới cội nguồn tổ tiên, biết ơn gia tiên.
Vì thế tiết thanh minh là lúc mà nghĩa địa luôn đông đúc tấp nập đoàn người đi thăm viếng tảo mộ.
Tảo mộ là phong tục đẹp hướng về cội nguồn, biết ơn tổ tiên
Tảo mộ cần tránh mang chuối, vì sao?
Chuối là trái cây hay dùng để thắp hương nhưng riêng đi tảo mộ thì kinh nghiệm người xưa thường truyền nhau là không mang chuối.
Chuối trong văn hóa thờ cúng của nhiều người Việt là trái cây có tính thu hút, bảo bọc ôm trọn những trái cây khác trong mâm ngũ quả. Chuối như bàn tay nâng đỡ chở che. Cúng chuối cầu mong ơn trên, mong gia đạo bình an hạnh phúc.
Tuy nhiên chuối không nên mang đi thắp hương ngoài nghĩa địa. Đó là vì chuối có tính thu hút nên có thể sẽ mang theo vong hồn lưu lạc về nhà.
Dịp tiết thanh minh, nghĩa địa đông đúc, âm khí nặng, có nhiều vong hồn không còn người thân cúng tế, lưu lạc, cô đơn, bơ vơ. Thế nên nếu mang chuối đi tảo mộ có thể dẫn lối cho vong hồn về. Từ đó mà mang âm khí và ma về nhà, gây ảnh hưởng tới dương khí của người thân. Đặc biệt nếu nhà có trẻ nhỏ, người già yếu thì âm khí có thể khiến họ sợ, khiến gia chủ ốm đau, khí âm bủa vây làm ăn khó khăn. Bởi thế ông bà dặn con cháu không nên mang theo chuối để tránh thu hút âm hồn về.
Chuối hay dùng thắp hương tại nhà nhưng không nên mang ra nghĩa địa
Những kiêng kỵ khác khi đi tảo mộ
Tiết thanh minh là lúc trời quang trong xanh nhất năm. Do đó mọi người nên đi tảo mộ để duy trì truyền thống biết ơn uống nước nhớ nguồn, để con cháu biết mộ phần tổ tiên ông bà. Tuy nhiên đi tảo mộ dịp thanh minh cần nhớ:
Ăn mặc phải chỉn chu không mặc hở hang lố lăng khi đi tảo mộ. Những ngày thanh minh thời tiết chuyển dần từ xuân sang hè nên có khi nóng lạnh thất thường, nên tránh ăn mặc áo ngắn tay hở nách, không nên mặc váy ngắn.
Trong lúc tảo mộ không cười nói phỉ báng trêu đùa trên những ngôi mộ, tránh nói to, cãi nhau hay kể chuyện lố lăng nhí nhố, tránh nói lời xiên xẹo xúc phạm, báng bổ.
Tuyệt đối không giẫm đạp ngồi lên mộ sẽ bị cho là bất kính bị quở trách
Không động vào cúng phẩm trên mộ nhà khác.
Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người già ốm, người ốm, phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt không nên đi tảo mộ vì có thể nhiễm lạnh vào người gây ốm đau.
Không chụp ảnh tại nghĩa trang.
Tuyệt đối không nên tự ý tảo mộ nhà khác, động vào cúng phẩm trên mộ nhà khác hoặc đứng nhìn bình phẩm về mộ nhà khác.
Không nên đi tảo mộ quá sớm hoặc quá muộn vì khi đó âm khí mạnh nên có thể gây nhiễm lạnh và ốm.
Cách cúng khi tảo mộ
Trong khi sắp xếp đồ cúng cần lưu ý hoa quả, tiền vàng được đặt chung, nhưng lễ mặn thì đặt riêng. Sau đó thắp nhang, đèn, chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén, kiêng kỵ cắm 2 nén và vái 3 lần để tỏ lòng thành với quan thổ công thổ địa rồi mới mời gia tiên trở về và bắt đầu đọc bài khấn vái cho tiết thanh minh.
Hương ở nơi thờ quan thần tàn thi mới ra khu mộ gia đinh thắp hương xin phép ông bà cho mình được dọn dẹp. Lễ cúng hoàn tất, mọi người dọn dẹp, sửa sang. Khi tuần hương được 2/3 lúc này mọi người có thể tạ lễ, hóa vàng, xin lộc và ra về.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm