Rau càng cua, công dụng của rau càng cua và những món ăn từ rau càng cua

0
18179

Rau càng cua có một cái tên lạ, tuy nhiên đây lại loại rau quen thuộc được sử dụng trong nấu ăn và chữa bệnh của nhiều người. Cùng vào bếp và tìm hiểu về rau càng cua cũng như mẹo sử dụng cho hợp lí nhé!

1 Rau càng cua là gì?
Rau càng cua có tên tiếng anh là Peperomia pellucida, họ hồ tiêu. Cây thường mọc hoang dại, đặc biệt có nhiều ở khu vực có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua thấp, có chiều cao khoảng từ 20 – 40 cm, thân có tính nhớt, lá nhỏ có hình dạng trái tim.
Rau càng cua
Bên cạnh đó, rau càng cua có vị ngọt, chua và dai giòn, phù hợp để sử dụng trong nấu ăn. Ngoài ra, loại rau này chứa nhiều vi chất như sắt, magie, kali, vitamin C,… là những chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe thường được dùng trong việc thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị các bệnh khác.

2 Thành phần dinh dưỡng trong rau càng cua

Như đã nói ở trên, trong rau càng cua có chứa nhiều chất dinh dưỡng có nhiều tác dụng có hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp, chữa bệnh đái tháo đường, táo bón. Cụ thể, trong 100g rau càng cua chứa:

92% nước

105kJ năng lượng

0.5g protein

0.3g chất béo

5.9g carbohydrate

34mg phospho

277mg kali

124mg canxi

62mg magie

3.2mg sắt

5.2mg vitamin C,…

Thành phần dinh dưỡng trong rau càng cua

3 Công dụng của rau càng cua theo Đông y

Chữa các bệnh viêm

Theo đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ.

Do đó, loại rau này được sử dụng như một loại thuốc thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét và chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.

Tốt cho tim mạch và huyết áp

Đặc biệt, các chất kali, magie trong rau càng cua tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp…
tác dụng của rau càng cua

Trị bệnh ngoài da

Ngoài ra, rau càng cua còn có tác dụng giải khát và dùng trong chữa trị bệnh ngoài da như ghẻ lở, bạn chỉ cần giã nát rau, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.

Rau có tác dụng này là nhờ vào đặc tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị chua và mọng nước.

Các tác dụng khác

Bổ sung chất sắt cho người thiếu máu.

Dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã, trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.

Trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng.

Rau cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo.

tác dụng của rau càng cua

4 Rau càng cua trị bệnh gì? – 7 bài thuốc của rau càng cua

Chữa phế nhiệt, viêm họng, khô cổ khản tiếng

Nguyên liệu: 50 – 100g rau càng cua

Cách dùng

Rửa sạch rau càng cua, sau đó nhai ngậm hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

Tiểu đường

Nguyên liệu
>

 

100g rau càng cua

1 con ếch (khoảng 100g)

 

Cách dùng

Rửa sạch sau rồi cho giấm vào bóp lẫn rau (có thể dùng chanh), ếch đem lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, một tuần ăn 2 – 3 lần.

Thiếu máu

Nguyên liệu

 

100g rau càng cua

100g thịt bò

 

Cách dùng

Rau càng cua rửa sạch, bóp với giấm. Thịt bò rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị vừa đủ xào chín tới, trộn đều với rau ăn nóng với cơm. Dùng một tuần 3 lần.

Lợi tiểu

Nguyên liệu

 

150-200g rau càng cua

300ml nước

 

Cách dùng

Rau càng cua rửa sạch, sau đó cho 300ml nước vào đun sôi, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 5 ngày.

Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận)

Nguyên liệu: 50 – 100g rau càng cua

Cách dùng: Dùng 50 – 100g rau càng cua sắc uống mỗi ngày

Vết thương sưng tấy, chưa vỡ mủ

Nguyên liệu:

 

100 – 150g rau càng cua

250ml nước

 

Cách dùng

Lấy rau càng cua 100 – 150g rửa sạch, cho 250ml nước vào đun sôi chia làm 2 lần uống trong ngày. Đối với bã hỗn hợp sau khi nấu xong bạn lấy đắp ngoài da.

Mụn nhọt

Nguyên liệu: 150g rau càng cua

Cách dùng: Lấy 150g rau càng cua rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.

Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành

Nguyên liệu: 200 – 400g rau càng cua

Cách dùng: Lấy rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài da.

5 Những lưu ý khi sử dụng rau càng cua

Đối với những người mẫn cảm với các thành phần của rau phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh ăn loại rau này. Cụ thể:

Trong rau càng cua có chứa chất tổng hợp prostaglandin, loại acid béo không bão hòa ở các mô, có các tác dụng sinh lý ở các mô riêng biệt, gây trở ngại cho thai nhi và em bé.

Rau càng cua khi ăn có mùi mù tạt và có thể gây ra các triệu chứng như hen suyễn đối với người nhạy cảm với thành phần của rau.

tác dụng của rau càng cua