Lợi ích sức khỏe của măng tây

0
158

Ở nhiều nước châu Âu, măng tây được xem là một loại “rau hoàng đế” vì chứa nhiều dưỡng chất, rất có lợi cho sức khỏe.

Măng tây, tên khoa học là Asparagus officinalis. Phần thân mầm nằm trong đất (măng non) có hàm lượng dinh dưỡng cao (protit 2,2%, gluxit 1,2%, xenluloza 2,3% tro 0,6%, canxi 21mg%).
Hoa có màu vàng hoặc lục nhạt. Có khoảng một nửa số cây mang hoa đực, một nửa mang hoa cái. Quả mọng, ba ngăn, khi chín có màu đỏ. Mỗi ngăn có 1 – 2 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng. F Mary Washington là giống măng tây trắng đang được trồng phổ biến ở Việt Nam. Giống măng tây xanh cho năng suất cao, ít kén đất hơn nhưng giá trị thương phẩm không cao nên ít được trồng.
Chất lượng măng tây phụ thuộc vào đường kính gốc măng, với cùng chiều dài 15 – 20 cm thì đường kính của gốc măng khoảng 2 cm là tốt nhất.

Kiểm soát bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chíBritish Journal of Nutrition đã chỉ ra chiết xuất từ măng tây có thể cải thiện quá trình tiết insulin, từ đó làm giảm nguy cơ bị tiểu đường loại 2.

Ngăn ngừa ung thư. Do giàu flavonoid – một chất chống ô xy hóa và cũng có đặc tính chống viêm nên măng tây giúp ngừa bệnh ung thư ruột kết. Hơn nữa, một nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ cũng cho thấy ngoài flavonoid, măng tây còn chứa nhiều glutathione – cũng là chất chống ô xy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị nhiều loại ung thư rất hiệu quả.
Tốt cho tim mạch. Sau khi phân tích các thành phần dinh dưỡng trong măng tây, các nhà khoa học cho biết ăn măng tây rất tốt cho hệ thống tim mạch, bởi nó rất giàu potassium (ka li) giúp điều hòa huyết áp; nhiều folate giúp tim khỏe mạnh; và phong phú chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu.

Hơn nữa, măng tây có chứa nhiều saponin mà saponin lại có khả năng gắn kết với cholesterol ở đường tiêu hóa. Docholesterol bị “vịn” ở đây cho nên chúng không còn có cơ hội “ngao du” trong máu.
Làm sạch gan: Măng tây được xem là một chất lợi tiểu tự nhiên, nên có tác dụng làm sạch gan rất hiệu quả.
Chống trầm cảm: Măng tây giàu folate, loại vitamin B có thể nâng cao tinh thần và giúp tránh khỏi những khó chịu. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa mức độ thấp của folate và vitamin B12 ở những người bị trầm cảm. Theo các nhà nghiên cứu, bổ sung 2 loại vitamin này hàng ngày cho bệnh nhân trầm cảm giúp giảm triệu chứng bệnh. Măng tây còn chứa hàm lượng cao tryptophan, loại axit amin cải thiện tâm trạng.

Có lợi cho đường ruột: Măng tây chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, như lactobacilli và bifidobacteria. Bên cạnh đó, do có nhiều chất xơ nên măng tây còn có tác dụng nhuận tràng.
Tăng cường hệ miễn dịch: Măng tây là nguồn giàu chất xơ và protein – hai dưỡng chất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Ngăn ngừa loãng xương: Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K,giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương.

Đẹp da: Măng tây chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Đây là 2 chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xâm lăng của những gốc tự do. Vitamin C còn giúp cho sự tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein có tác dụng nâng đỡ da và ngăn ngừa sự lão hóa da.

Tốt cho thai nhi: Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin cần thiết cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
Theo Thanh niên