Thêm nhiều lợi ích tuyệt vời từ quả lựu

0
3126

Lựu là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa và nhiều chất xơ.

Cách làm lựu ngâm rượu
>1. Chuẩn bị nguyên liệu
Lựu tươi: 3-4 quả.
Rượu trắng: 500ml.
Đường phèn: 100g.
Hũ ngâm: Hũ thủy tinh, có nắp đậy kín.

>Sơ chế lựu: Rửa sạch quả lựu bằng nước muối pha loãng để khử trùng. Cắt đôi quả lựu theo chiều ngang, tách hạt lựu ra khỏi quả, bỏ hạt. Đem phần hạt lựu vừa tách đi rửa nước lần nữa, vớt ra đợi ráo.
Pha hỗn hợp đường + rượu: Cho đường phèn vào chiếc bát to, đổ rượu trắng và khuấy đều đến khi đường tan hoàn toàn.
>Ngâm rượu: Xếp hạt lựu vào hũ thủy tinh đã được rửa sạch sẽ. Đổ hỗn hợp rượu đường đã pha vào hũ sao cho ngập hết hạt lựu, đậy nắp kín hũ thủy tinh.
Ủ rượu: Đặt hũ rượu lựu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngâm tối thiểu 30 ngày để hương vị của lựu hòa quyện vào rượu. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể lọc bỏ hạt lựu, giữ lại phần nước để sử dụng.

3. Lưu ý trong cách ngâm rượu lựu
Đầu tiên, bạn cần chọn những quả lựu tươi, ngon, chín đều và không có dấu hiệu dập nát, hỏng. Trái lựu tươi thường có vỏ căng bóng, hương vị thơm đặc trưng. Rượu nên ưu tiên loại được nấu theo phương pháp truyền thống, nồng độ cồn 35 – 40 độ là thích hợp nhất.

>Thứ hai, trong quá trình sơ chế lựu hãy chú ý cẩn thận để không làm hạt bị vỡ. Bởi hạt lựu vỡ sẽ khiến rượu đắng, khó uống, đánh mất đi vị ngọt tự nhiên. Bạn nên tách vỏ đúng rãnh sẽ giúp việc tách hạt diễn ra nhanh chóng, đảm bảo hơn.
Thứ 3, ưu tiên dùng bình ngâm bằng chất liệu thủy tinh hoặc gốm sứ. Nó đảm bảo chất lượng rượu thu được tốt và an toàn hơn bình nhựa. Đậy kín nắp trong suốt quá trình ủ, khi ủ đủ thời gian, sau mỗi lần rót rượu ra cũng cần đóng kín lại tránh để không khí xâm nhập làm hỏng rượu.

Tác dụng của rượu lựu : Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ hàm lượng vitamin C cao, lựu tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Chống oxy hóa mạnh mẽ: Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch,…
>Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Quả lựu ngâm rượu có khả năng giảm huyết áp, cholesterol xấu, cải thiện lưu thông máu, bảo vệ tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ trong lựu có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Chăm sóc da: Lựu ngâm rượu trắng còn được nhiều chị em ưa chuộng bởi góp phần dưỡng da, chống lão hóa, làm sáng da.
Hỗ trợ giảm cân: Tăng cảm giác no, giảm lượng calo nạp vào cơ thể, hỗ trợ giảm cân nhanh chóng.

 

Lựu có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột, chống lại một số loại bệnh như bệnh tim và một số loại ung thư, theo trang Real Simple.

Cung cấp chất chống oxy hóa

Nhìn chung, các loại trái cây đều giàu chất chống oxy hóa và lựu cũng vậy. Một số chất chống oxy hóa được tìm thấy trong lựu gồm vitamin C và anthocyanin. Trong đó, anthocyanin là chất giúp lựu có màu sắc sặc sỡ.

Thêm nhiều lợi ích tuyệt vời từ quả lựu - Ảnh 1.

Các loại trái cây đều giàu chất chống oxy hóa và lựu cũng vậy

Bà Roxana Ehsani, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, cho biết: “237 ml nước ép lựu chứa khoảng 700 mg chất chống oxy hóa polyphenol”. Nước ép lựu còn chứa chất chống oxy hóa cao hơn rượu vang đỏ, nước ép nho hoặc trà xanh.

Theo bà Lexi Moriarty, cũng là một chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, ngoài khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư và bệnh tim, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như lựu cũng tăng cường sức khỏe da, não và mắt.

Cung cấp chất xơ và polyphenol

Lựu cũng chứa nhiều chất xơ. Theo Academy of Nutrition and Dietetics, 240 gram lựu chứa khoảng 7 gram chất xơ. Vì vậy, lựu đáp ứng tốt nhu cầu chất xơ hằng ngày của người trưởng thành.

Bà Ehsani cho biết chất xơ là một trong các chất dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra, bà Kim Kulp, chuyên gia dinh dưỡng tại bang California (Mỹ), còn tiết lộ polyphenol trong lựu có thể hoạt động như prebiotic, giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong cơ thể. Các vi khuẩn có lợi trong ruột sẽ hấp thụ polyphenol trong quả lựu, giúp cải thiện niêm mạc ruột và giảm các tình trạng viêm nhiễm có thể gây bệnh.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Lựu làm tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt), giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) và giảm huyết áp. Uống nước ép lựu cũng có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm đau thắt ngực, bà Kulp nói.

Ngoài ra, lựu giúp cải thiện sức khỏe động mạch bằng cách ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám. Ăn lựu cũng có thể hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch.

Bà Cindy Chou, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, cho biết lựu còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và chống viêm.

Tăng cường hiệu suất tập luyện

Cả hai chuyên gia dinh dưỡng là bà Ehsani và bà Moriarty đều đồng tình rằng lựu có khả năng giúp cơ thể tăng cường hiệu suất tập luyện.

Nước ép lựu có thể hỗ trợ cơ thể trong các hoạt động thể thao và trong quá trình phục hồi sau khi tập thể dục.

Thêm nhiều lợi ích tuyệt vời từ quả lựu - Ảnh 2.

Lựu có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Kiểm soát lượng đường trong máu

Bà Kulp cho biết những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải đến bác sĩ kiểm tra để biết những thực phẩm cần tránh. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn lựu. Trên thực tế, lựu có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Các nghiên cứu ở cả động vật và con người đã chỉ ra rằng lựu có thể cải thiện lượng đường trong máu lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Theo National Center for Complementary and Integrative Health, việc ăn hạt lựu và uống nước ép lựu là an toàn. Tuy nhiên, những người nhạy cảm với fructans hoặc đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ quá nhiều lựu.