Dâu tây là loại quả quen thuộc, với hương vị thơm ngon nên được rất nhiều người yêu thích. Những liệu bạn đã biết về những tác dụng của dâu tây với sức khoẻ là gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng khám phá rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.
Dâu tây là một loại quả mọng nước thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng
Đôi nét về dâu tây
Dâu tây là loại quả có màu sắc đỏ tươi, sở hữu mùi thơm đặc trưng và hương vị ngọt ngào. Trong dâu tây có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ như vitamin C, mangan, folate (B9) và kali…
Đặc biệt, trong dâu tây chưa rất nhiều chất chống oxy hóa cùng các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe tim mạch và tăng khả năng kiểm soát đường trong máu.
Các thành phần chủ yếu của dâu tây gồm: (91%) nước, (7,7%) carbohydrate và chứa một lượng nhỏ chất béo (0,3%) cùng (0,7%) protein. Với mỗi 150gr dâu tây chỉ có được 50 calo.
Dâu tây có tác dụng gì?
Không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon, khi thưởng thức loại quả này còn mang đến nhiều tác dụng bất ngờ tốt cho sức khoẻ như:
Giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính
Việc ăn dâu tây thường xuyên rất tốt trong việc nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm đường trong máu và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.
Do đây là loại quả mọng, nên rất thích hợp cho những đối tượng mắc bệnh tim mạch, cũng như giúp nâng cao cholesterol HDL (tốt), tăng cường huyết áp cùng chức năng tiểu cầu trong máu.
Ngoài ra, dâu tây còn giúp:
- Cải thiện tình trạng chống oxy hóa máu
- Giảm stress oxy hóa
- Giảm viêm
- Cải thiện chức năng mạch máu
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng lipid máu cao
- Giảm tiến trình oxy hóa gây hại của cholesterol LDL
Theo một nghiên cứu bổ sung dâu tây với người bệnh tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa (phát hiện chủ yếu ở người thừa cân hay béo phì). Sau 4 tuần tới 12 tuần ăn dâu tây, những người tham gia dần giảm đi đáng kể những dấu hiệu viêm và các hạt LDL bị oxy hóa, cholesterol LDL (có hại).
Điều hòa đường huyết
Khi carbs được hấp thụ, cơ thể sẽ chuyển hoá chúng thành các loại đường đơn giản rồi giải phóng chúng hòa vào máu. Cơ thể của bạn sẽ dần tiết ra insulin, báo hiệu cho các tế bào lấy đường từ máu để biến đổi thành nhiên liệu hoặc lưu trữ.
Vậy nên, dâu tây có thể làm chậm quá trình tiêu thụ glucose, giảm đột biến cả glucose và insulin sau các bữa ăn giàu carb. Vì thế, dâu tây có khả năng giúp điều hòa đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt.
Ngăn ngừa ung thư
Ung thư là một căn bệnh hết sức phổ biến do sự tiến triển không kiểm soát của các tế bào trên cơ thể. Nguyên do chủ yếu là liên quan đến stress oxy hóa và viêm mãn tính.
Theo nghiên cứu cho thấy, các loại quả mọng như dâu tây có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư bằng cách chống lại stress oxy hóa và viêm. Cũng như loại quả này đã được kiểm chứng là có khả năng ức chế việc hình thành các khối u ở động vật bị ung thư miệng và ung thư gan ở người. Bởi dâu tây chứa nhiều axit ellagic và ellagitannin được chứng minh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Cải thiện chức năng tim
Dâu tây có tác dụng gì? Trong thành phần của loại quả này có chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho tim như axit ellagic và flavonoid, catechin, quercetin, như anthocyanin, và kaempferol.
Từ một nghiên cứu chỉ ra rằng, những hợp chất phenolic này sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch, nhờ khả năng ức chế sự hình thành cholesterol toàn phần và LDL (gây hại).
Giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính khi ăn dâu tây
Duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch
Chất xơ chứa trong dâu tây còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, bằng cách giúp hệ vi khuẩn đường ruột sinh trưởng khỏe mạnh, làm tăng hệ miễn dịch, chống viêm và nâng cao tinh thần.
Tăng cường chức năng não
Khi ăn dâu tây thường xuyên sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người cao tuổi, bởi vì việc này chủ yếu là do hàm lượng flavonoid cao (còn được gọi là chất chống viêm có trong thực vật).
Dâu tây rất giàu i-ốt, vitamin C cùng chất phytochemical giúp hoạt động hệ thần kinh luôn được bình thường.
Kali có trong dâu tây, được nghiên cứu là có khả năng cải thiện khả năng nhận thức vì lưu lượng máu được tăng mạnh lên não.
Nghiên cứu của Harvard chỉ ra rằng, tiêu thụ nhiều flavonoid, nhất là quả việt quất hoặc dâu tây sẽ giúp làm giảm tình trạng suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.
Dâu và nhất là quả việt quất hoặc dâu tây sẽ giúp làm giảm tình trạng suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.
Dâu tây tốt cho làn da
Hàm lượng vitamin cực lớn trong dâu tây giúp tăng cường sự tổng hợp collagen, nâng cao độ đàn hồi cho da, giữ gìn làn da tươi trẻ, chống lão hóa.
Không những thế, chất axit ellagic trong dâu tây còn giúp ngăn ngừa sự phá hủy collagen giúp hạn chế nếp nhăn trên da và ngăn ngừa sự tác động của tia tử ngoại.
Dâu tây hỗ trợ giảm cân
Dâu tây sở hữu lượng calo thấp, không chứa chất béo, nhưng lại chứa ít natri và đường, cùng với vitamin C để giúp cơ thể tăng khả năng đốt cháy calo tốt hơn. Nên dâu tây là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng bởi những bạn nữ đang giảm cân.
Dâu tây hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Ngăn ngừa rụng tóc
Vitamin C có trong dâu tây còn giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt, giúp kích thích mọc tóc, tránh tình trạng tóc bị chẻ ngọn. Hơn nữa, chất silica còn giúp ngăn ngừa bệnh hói đầu.
Ăn nhiều dâu tây có sao không?
Mặc dù dâu tây chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều thì rất dễ gây ra một số tác hại. Chẳng hạn như:
- Gây dị ứng: Dâu tây thường có thể gây dị ứng với các đối tượng có tiền sử dị ứng về dâu tây dẫn đến gây mẩn đỏ hoặc là ngứa da.
- Tăng huyết áp: Chất kali trong dâu tây là loại khoáng chất có thể làm tăng huyết áp. Cho nên người bị bệnh huyết áp cao nên hạn chế ăn loại quả này.
- Gây đau dạ dày: Ăn nhiều dâu tây vào lúc đói rất dễ gây tổn thương dạ dày. Vì thành phần axit có thể kích ứng niêm mạc dạ dày tạo ra các cơn đau, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh đau dạ dày.
- Gây ngộ độc: Dâu tây thường được sử dụng thuốc trừ sâu khá nhiều. Nếu mua phải hàng không rõ nguồn gốc thì rất dễ ăn vào bị ngộ độc.
Một số câu hỏi thường gặp về dâu tây
Dâu tây chứa bao nhiêu calo?
Theo dữ liệu dinh dưỡng từ USDA, trong 152gr dâu tây sẽ nhận được 49 calo và các dưỡng chất khác như chất béo, carbohydrate, natri, chất xơ và protein.
Những ai KHÔNG nên ăn dâu tây?
- Người có dạ dày nhạy cảm: Axit trong dâu tây rất dễ gây kích ứng nhưng mà vừa dày, nên những người có tình trạng tương tự tốt nhất nên hạn chế ăn dâu tây.
- Người cao huyết áp và đang uống thuốc: người bệnh có huyết áp cũng nên đánh ăn dâu tây vì có hại cho sức khỏe. Nhất là với những người thường xuyên phải uống thuốc với mức độ hóa chất cao, lúc này các thành phần trong dâu tây sẽ tương tác với thuốc, làm giảm chức năng của thận.
- Người bị dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng trong các thành phần của dâu tây, nên tốt nhất không ăn loại trái cây này.
Bầu ăn dâu tây được không?
Theo nhiều chia sẻ cho biết, các mẹ bầu nên thường xuyên ăn nhiều dâu tây để tránh tối đa tình trạng dị tật thai nhi. Theo đó, chất axit folic trong dâu tây có khả năng bảo vệ trẻ tránh bị sứt môi, hở hàm ếch,… đặc biệt là hạn chế tình trạng sinh non.
Bà bầu không nên ăn quá nhiều dâu tây
Nên ăn bao nhiêu dâu tây mỗi ngày?
Lượng dâu tây trung bình hàng ngày mà bạn nên dùng là 200g – tương đương khoảng 8 trái dâu tây lớn. Trung bình trong mỗi khẩu phần dâu tây sẽ chứa 50 calo, 11g carbohydrate và 1g protein, nhưng lại không hề chứa chất béo, cholesterol hay natri.
Dâu tây giờ đây không chỉ là một loại thực phẩm thông thường mà còn được xem là một vị thuốc quý. Nhờ sở hữu đa dạng về tác dụng khiến cho loại quả này ngày càng được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết giá trị của loại quả này đối với sức khỏe, mọi người nên mua dâu tây rõ ràng nguồn gốc, cũng như nên đi khám ngay lập tức ngay khi phát hiện những tác dụng phụ không mong muốn.