Ngó khoai là gì? Tác dụng và cách nấu canh ngó khoai không bị ngứa

0
89

Ngó khoai là gì? Tác dụng và cách nấu canh ngó khoai không bị ngứa như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé.

Ngó khoai là gì?

Ngó khoai (còn được gọi là dãi khoai, bồng khoai) là phần mọc từ gốc của cây khoai môn hay khoai nước. Ngó khoai có thân dài, thon, kích cỡ lớn bằng ngón tay người. Thường thì vào mùa mưa ngó khoai sẽ có nhiều.

Trước đây khi sơ chế hoặc chế biến ngó khoai người ta thường phải mang găng tay hoặc kiêng “đụng đũa” để không gây ngứa, tuy nhiên hiện nay có một số giống khoai môn mới (cụ thể là khoai ngọc môn Thái Lan) không hề bị ngứa nên cũng thuận tiện cho mọi người khi chế biến hơn.

 

Ngó khoai có tác dụng gì?

Chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của ngó khoai, tuy nhiên bộ phận này của cây khoai có thể chế biến được nhiều món ăn thanh mát. Ngoài ra, người ta cũng cho rằng ngó khoai có tác dụng nhuận tràng, tốt cho người bị tiểu đường, ăn kiêng hoặc cao huyết áp.

 

Ngó khoai nấu gì ngon? Cách nấu canh ngó khoai không bị ngứa

 

Ngó khoai có thể kết hợp với rất nhiều thực phẩm khác nhau để tạo nên những món ăn ngon. Dưới đây là một số cách chế biến ngó khoai để bạn tham khảo:

  • Canh ngó khoai nấu cá: Nên chọn các loại cá đồng như chép, trắm. Khi nấu cho thêm mẻ, cà chua, lúc gần chín thì cho vài cọng rau ngổ vào cho dậy mùi thơm.
  • Canh ngó khoai nấu cua: Đun sôi nước cua như cách nấu canh cua thông thường sau đó cho ngó khoai đã được sơ chế sạch vào nấu nhừ là được.
  • Canh ngó khoai nấu tôm: Tôm tươi lột vỏ ướp gia vị, phần vỏ và đầu tôm giã ra lọc lấy nước. Phi thơm tỏi rồi cho ít cà chua vào xào thêm chút xíu muối. Khi cà chua hơi chín, cho tôm đã ướp gia vị vào xào sơ rồi cho ngó khoai vào. Tiếp đến bạn đổ lượng nước nấu từ đầu tôm vào nấu sôi, nêm gia vị cho vừa miệng một lần nữa là được.
  • Canh ngó khoai nấu đậu phụ, thịt ba chỉ: Thịt ba chỉ thái mỏng, đậu phụ rán vàng, nghệ băm nhuyễn. Sau đó cho bồng khoai vào nấu với mẻ, thịt và đậu phụ đến khi bồng khoai thật nhừ thì cho thêm hành, rau ngổ, tía tô, lá lốt.

 

Lưu ý:

  • Ngó khoai nên đun nhỏ lửa, nấu kỹ sao cho cọng khoai vẫn nguyên nhưng lại mềm, vẫn hơi giòn đặc trưng chứ không sợ nhũn nát.
  • Nên ăn canh bồng khoai khi nóng.
  • Các giống bồng khoai mới thì không bị ngứa nên không cần lưu ý gì khi nấu. Còn với giống bồng khoai cũ, để không bị ngứa khi nấu thì bạn không nên dùng đũa đảo bồng khoai nhé.

Vậy là qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn biết được ngó khoai là gì, có tác dụng gì. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.