Trái bần là quả gì? Tác dụng ít biết với sức khoẻ của trái bần

0
217

Trái bần là loại quả phổ biến ở rừng ngập mặn. Trái bần có vị chua đã được ứng dụng nhiều trong ẩm thực. Ngoài ra tác dụng của trái bần đối với sức khỏe là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Trái bần là quả gì

Cây bần có tên khoa học là Sonneratiacaseolaris (L.) Engl. (S.acidaL.f.) và thuộc họ Sonneratiaceae. Cây bần là loài cây rừng ngập mặn nhiệt đới, có nguyên sản ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, được phát tán rộng khắp Châu Á , Châu Phi và Châu Đại dương.

Hiện nay các nước có nhiều cây bần mọc hoang và được trồng như: Châu Phi, Sri- Lanka, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Philippin, Indonesia, Timor , Đảo Hải Nam (Trung Quôc), Đông Bắc Australia và một số nước ở Châu Đại dương như Niughnia, New Guinea, Solomon Islands, New Hebrides…(Little, 1983).

Là một loại cây mọc ở rừng ngập mặn ven biển Việt Nam, cây bần chủ yếu mọc ở các vùng nước lợ dọc theo các bãi ven sông nơi thủy triều lên xuống. Lá của nó có hình bầu dục. Cây bần ra hoa sau mùa khô ngay trước mùa mưa.

Trái bần có ở hầu khắp các vùng rừng ngập mặn dọc bờ biển nước ta

Bộ phận thường được dùng để làm thức ăn là lá và quả. Cây bần sinh trưởng ở các vùng ngập mặn mọc ven sông, ven đảo, ven sông,…

Trái bần là quả mọng hơi nạc, khi còn non cứng, giòn, khi chín quả mọng, thịt quả mềm, ruột chứa nhiều hạt. Quả có đường kính 5-10 cm, cao 2-3 cm, gốc có thùy đài xòe ra.

Tác dụng của trái bần

Tác dụng của trái bần với sức khỏe

Về thành phần hóa học, trái bần có chứa chất màu archin (emodin) và archicin (axit chrysophanic), có tác dụng chống oxy hóa, nhuận tràng, giải độc. Trái bần là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Trái bần chứa tỷ lệ cao carbohydrate, protein, lipid và axit ascorbic.

Chúng cũng tăng cường mạch máu, chữa viêm loét dạ dày, giảm hấp thụ đường và chất béo, giảm huyết áp. Theo y học cổ truyền phương Đông, trái bần có vị chua, tính mát, giải nhiệt, tiêu viêm, giảm đau. Lá có vị chát, tính bình, có tác dụng cầm máu.

Ở Ấn Độ, người ta sử dụng nước ép trái bần bằng cách lên men để tạo ra một loại thuốc có tác dụng ức chế xuất huyết. Dùng lá giã ra, thêm tí muối, làm thuốc đắp tốt các vết thương đụng giập và vết thương nhẹ.

 

Trái bần được sử dụng làm dược liệu ở Việt Nam cũng như một số nước Đông Nam Á

Ở Malaysia, người ta giã lá với gạo để làm thuốc chữa bí tiểu và diệt ký sinh trùng đường ruột. Họ ăn trái bần chín để trị ho. Họ dùng trái bần chín để trị những ký sinh trùng trong ruột, giun, sán. Họ dùng lá bần non nghiền nát để trị các bệnh thiếu máu giảm tiểu cầu (hématurie) và bệnh đậu mùa variole.

Ở Myanmar, người ta sử dụng trái bần bằng cách nghiền chúng thành một chất kết dính hoặc bột nếp, sau đó trộn với muối và đắp lên vết côn trùng cắn, trong khi đối với các vết bầm tím, họ lên men nước quả làm thuốc cầm máu.

Ở Philippines người ta dùng lá và trái bần non xay nhuyễn để cầm máu, trị bong gân, chỗ sưng. Ăn quả hay lá bần trừ được giun, sán.

Ở Việt Nam, dân gian thường xay lá, thêm muối, làm thuốc đắp lên vết bầm tím và vết thương nhẹ. Nước ép bần lên men có thể dùng để cầm máu. Đồng thời hoa bần nghiền nát, vắt nước điều trị bệnh tiểu ra máu.

Tác dụng của trái bần trong ẩm thực

Trái bần tuy có vẻ hơi dân dã nhưng lại là nguyên liệu được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản miền quê: canh chua trái bần, măng rừng xào chuột đồng, trái bần kho tộ, lẩu cá kèo kho tộ, và mứt trái bần,… Đơn giản nhất là hái trái bần chấm muối ăn như một món ăn chơi. Chúng có thể được thái thành miếng mỏng và kết hợp với thịt luộc, hoặc ăn với các loại rau vườn khác nhau như mầm cynometra, mầm xoài, mầm nghệ, lá chùm ruột và hạt tiêu già. Tuy nhiên, có lẽ món ăn được nhắc đến nhiều nhất là trái bần chua ăn với cá kho mặn.

Trái bần chín rục dầm trong đĩa nước mắm, sẽ có món nước mắm bần vừa ngon và vừa hấp dẫn. Cách chế biến món này rất đơn giản, chỉ cầm dầm nát quả bần trong nước mắm, thêm gia vị như bột ngọt, ớt, đường… là xong.

Trái bần có vị chua nên người ta dùng trái bần chín trụng trong nước sôi, lọc bỏ hạt, sẽ có chất chua để nấu canh chua, lẩu chua từ trái bần, hương vị rất hấp dẫn.

Ở Philippines nông dân ven biển dùng trái bần chín để lên men ủ thành một loại giấm chua từ trái bần (Crabapple vinegar) để dùng nấu ăn trong gia đình.

Trái bần có chứa chất pectine nên người ta có thể chế biến từ nó một loại thạch trong suốt.

Ngoài ra, nhiều nước trong vùng Đông Nam Á còn dùng lá, búp non của cây bần để làm rau ăn sống.

Nguồn tham khảo: