Khổ qua là loại quả rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khổ qua rừng. Ngoài việc được sử dụng như một món ăn, chúng còn được nhiều người sử dụng làm rượu ngâm để trị bệnh. Vậy rượu khổ qua có tác dụng gì, cách làm rượu như thế nào, cần lưu ý gì khi sử dụng? Bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết các vấn đề thông qua nội dung bài viết này.
Rượu khổ qua rừng có tác dụng gì?
Khổ qua rừng hay mướp đắng là một giống cây thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc từ thời cổ đại ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tới thế kỷ 18, loại cây này đã được trồng ở châu Âu và phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. Trong nhiều năm trở lại đây, các nghiên cứu cho thấy mướp đắng mang giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, B1, C, betain và protein khá cao.
Do mang tới nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể, loại quả này ngoài được sử dụng để chế biến món ăn, chúng còn được sử dụng để ngâm rượu. Trong đó, nổi tiếng nhất là rượu khổ qua Trà Vinh. Vậy rượu khổ qua rừng có tác dụng gì? Được biết, mướp đắng nếu được ngâm rượu đúng cách và sử dụng với liều lượng hợp lý có thể mang tới những tác dụng như sau:
Rượu mướp đắng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch: Mặc dù đã được sử dụng khá lâu, tuy nhiên phải tới thế kỷ 20 người ta mới phát hiện ra mướp đắng có khả năng giúp ổn định huyết áp, giảm mỡ máu. Vậy nên việc dùng 1 – 2 ly rượu ngâm khổ qua mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và một số bệnh lý khác.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Việc sử dụng mướp đắng thường xuyên sẽ giúp hạ đường huyết, làm ổn định lượng đường trong máu. Từ đó giúp người dùng phòng tránh một số bệnh lý nguy hiểm liên quan tới huyết áp hoặc tim mạch.
Giúp cải thiện bệnh gout: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các dưỡng chất có trong mướp đắng có khả năng làm giảm nồng độ canxi và axit uric trong cơ thể, đồng thời giúp giữ nồng độ này ở mức cân bằng.
Điều trị gan nhiễm mỡ: Mướp đắng ngâm rượu rất tốt với những người bị bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên chúng sẽ không được khuyến khích sử dụng trong trường hợp bạn bị bệnh xơ gan do uống nhiều bia rượu. Bởi dù sao đây vẫn là một thức uống có cồn nên người bệnh cần hết sức lưu ý.
Cách ngâm rượu khổ qua thơm ngon, đúng chuẩn
Cách ngâm rượu khổ qua không khó, để thực hiện trước tiên bạn cần tìm chọn nguyên liệu chất lượng. Thay vì dùng mướp đắng tự trồng, bạn nên sử dụng khổ qua rừng để gia tăng giá trị dinh dưỡng và tính hiệu quả khi trị bệnh.
Nguyên liệu cần có:
>Chọn mướp đắng rừng tươi.
Rượu có độ cồn khoảng 38 – 40 độ, nên dùng rượu nếp cẩm nguyên chất, không pha trộn hay có chất bảo quản.
Bình ngâm.
Rượu ngâm khổ qua được thực hiện khá đơn giản
Cách thực hiện:
Làm sạch khổ qua rừng rồi loại bỏ phần ruột, hạt.
Rửa lại khổ qua thêm 1 lần, sau đó mang phơi nắng hoặc sấy khô cho đến khi quả khô cong là được.
Rửa sạch bình, để ráo nước.
Bỏ mướp đắng và rượu vào bình theo tỷ lệ 1:3.
Đậy kín nắp bình và ngâm trong 4 – 6 tháng trước khi sử dụng.
Bảo quản bình rượu ở nơi thoáng mát, tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu vào bình ngâm mướp đắng.
Những lưu ý khi sử dụng rượu ngâm mướp đắng
Tương tự như nhiều loại rượu thuốc khác, mướp đắng ngâm rượu cũng cần được sử dụng đúng liều lượng, đúng tần suất mới mang lại hiệu quả tốt. Việc lạm dụng quá mức bất kỳ loại rượu nào đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng 1 ly khoảng 20 – 25ml để rượu ngâm phát huy được công dụng trị bệnh hoàn hảo.
Trường hợp là phụ nữ có thai, người mắc bệnh hạ huyết, tiêu hóa kém, xơ gan,… khi sử dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên để đảm bảo an toàn, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trong trường hợp không có thời gian để ngâm rượu, bạn có thể tham khảo tìm mua sản phẩm tại các sàn thương mại điện tử, hiện giá của loại rượu này dao động khoảng 150.000 – 200.000 đồng/chai rượu 1 lít.
Trên đây là những thông tin liên quan tới rượu khổ qua rừng. Hy vọng những thông tin này có thể giải đáp phần nào thắc mắc của độc giả và giúp bạn có thêm kiến thức trong việc sử dụng rượu ngâm mướp đắng.
Tác giả: Thu Hà