Trùng trục trị mồ hôi trộm như thế nào?

0
131

Dùng trùng trục trị mồ hôi trộm cho trẻ là một phương pháp được khá nhiều bà mẹ bỉm sữa ưa chuộng. Không chỉ đánh giá cao về mức độ hiệu quả, món ăn từ trùng trục còn rất thơm ngon và mang lại giá trị dinh dưỡng cao với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Giá trị dinh dưỡng ít biết từ trùng trục

Trùng trục thuộc họ trai cánh, phân bố chủ yếu ở các bãi triều cửa sông, rừng ngập mặn, các vịnh có nước ngọt chảy vào hoặc những nơi có nền đáy cát bùn, ven ruộng nước dọc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa đến Nghệ An, Bình Thuận, Vũng Tàu và Cà Mau.

 

Trùng trục – nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon

Trùng trục có cơ thể dẹp hai bên và đối xứng, mình chỉ to hơn ngón tay trỏ, con dài khoảng 2 đốt tay, phần đầu tiêu giảm, chân hình lưỡi rùi, khi di chuyển chân thò ra ngoài, vỏ gồm hai mảnh chứa toàn bộ cơ thể. Trùng trục cắm mình tua tủa xuống bùn để sống và sinh nở.

Từ lâu, trùng trục đã được biến tấu thành nhiều món ăn ngon độc đáo, lạ miệng và còn được sử dụng làm bài thuốc trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Trùng trục cũng là một thực phẩm tự nhiên giàu giá trị dinh dưỡng, thành phần các chất dinh dưỡng trong trùng trục gồm: Protein 60%, lipid 9,1%, glucid 25%, tro 10,8%, canxi 1,1% và các loại axít amin cần thiết của cơ thể.

Trùng trục có tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ phần thịt cao đạt từ 50 – 70% khối lượng cơ thể. Trùng trục béo nhất, ăn ngon nhất là vào giữa hoặc cuối thu. Vào dịp này, người dân đồng bằng bắc bộ thường mò về hàng chậu trùng trục để chế biến các món cháo, canh chua thơm ngon, bổ dưỡng…

 

Trùng trục có giá trị dinh dưỡng cao

Đọc thêm: Bé bị ra mồ hôi trộm khi ngủ xử lý như thế nào

Các món ăn từ trùng trục giúp trị mồ hôi trộm hiệu quả

Mồ hôi trộm có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ với biểu hiện là dù thời tiết không nóng hoặc bé không mặc quá nhiều quần áo hay đang ngủ vẫn đổ mồ hôi trộm ở đầu, trán, lưng, bẹn… Theo y học cổ truyền, mồ hôi trộm là do thận âm hư yếu, cơ thể không giữ được tân dịch, nhiệt thịnh gây ra nóng trong. Để trị mồ hôi trộm ở trẻ, các mẹ có thể chế biến những món ăn dân giã cho bé, sử dụng trùng trục làm nguyên liệu chính là một ví dụ. Bài thuốc hay trùng trục trị mồ hôi trộm cũng được đánh giá khá đơn giản nhưng mà mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ chứng mồ hôi trộm ở trẻ.

Dưới đây là những món ăn từ trùng trục trị mồ hôi trộm, các mẹ có thể lưu lại để sử dụng khi cần thiết:

* Cháo trùng trục:

– Nguyên liệu: 300-400g trùng trục, 1 nắm gạo, gừng, hành lá, hành khô, gia vị.

– Thực hiện:

+ Chọn trùng trục béo, vỏ bóng mượt, ngâm nước khoảng 2 giờ để trùng trục nhả bớt bùn, luộc chín. Nhặt lấy ruột trùng trục băm hoặc thái nhỏ, gạn lấy nước trong.

 

Sơ chế trùng trục trước khi làm món cháo

Đọc thêm: Lá dâu chữa mồ hôi trộm

+ Hành khô và gừng đập dập, hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

+ Phi hành thơm, trút trùng trục vào xào chín, ninh gạo nhừ sau đó đổ trùng trục vào nấu sôi kỹ, nêm mắm muối vừa ăn. Tắt bếp và cho hành hoa, gừng vào cho bé ăn ngày 1 bữa, cách ngày ăn một lần sẽ thấy cải thiện mồ hôi trộm rõ rệt. Mẹ cũng có thể nấu dư khẩu phần để cả nhà cũng thưởng thức. Những ngày mát trời hay hơi mưa lạnh, cả gia đình quây quần bên món cháo trùng trục nóng hổi thơm nức mũi thì còn gì tuyệt vời hơn.

* Trùng trục nấu canh chua

Nếu cháo trùng trục thích hợp cho ngày mưa lạnh thì canh chua trùng trục vị chua nhẹ lại giúp giải nhiệt cho ngày hè nóng bức. Món ăn, bài thuốc từ trùng trục này thích hợp với những bé lớn tuổi, đã ăn thô tốt.

Nguyên liệu: 1 kg trùng trục, ¼ quả dứa, 2 quả cà chua, 2 tàu dọc mùng, hành củ, rau răm, hành lá, ớt tươi, gia vị.

– Cách làm:

+ Trùng trục rửa sạch, ngâm với nước vo gạo, thêm vài quả ớt tươi trong khoảng 30 phút, sau đó rửa lại thật sạch dưới vòi nước.

 

Trùng trục nấu canh chua thơm ngon nức mũi

+ Cho trùng trục vào nồi, luộc chín, gạn lấy nước trong, nhặt ruột, rửa sạch, thái nhỏ.

+ Cà chua rửa sạch, bổ múi cau, dứa thái mỏng, dọc mùng tước vỏ, cắt vát, bóp nhừ, hành răm rửa sạch thái nhỏ.

+ Phi hành thơm, cho cà chua, dứa đảo đều, cho trùng trục vào xào cùng. Đổ nước trùng trục vào, nêm gia vị, đun sôi trở lại sau đó trút dọc mùng, hành lá và rau rau. Tắt bếp cho bé ăn nóng hoặc ăn cùng bún sẽ giúp hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm.

Ngoài hai món ở trên, các mẹ có thể chế biến thêm nhiều món ăn ngon khác từ trùng trục để chữa mồ hôi trộm cho bé như cháo trùng trục xương sườn, cháo trùng trục su hào, canh trùng trục nấu dền cơm, trùng trục nấu canh cải…