Cây hoa tiên hay còn có tên gọi khác là dầu tiên, trầu tiên, hay đại hoa tế tân có tên khoa học là Asarum maximum Hemsl, thuộc họ mộc hương nam. Cây được sử dụng làm thuốc trong Y Học Cổ Truyền, vậy cây hoa tiên có tác dụng gì?
1. Đặc điểm cây hoa tiên
Cây hoa tiên thường mọc ở các vùng núi cao như ở Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây trước đây. Cây hoa tiên là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 20 – 30cm.
Thân rễ hoa tiên mảnh, nằm ngang dưới mặt đất, chia nhiều đốt; ở mỗi đốt thường mọc ra 2 lá, cuống lá dài 14 – 20cm. Lá hình tim dài, mép nguyên, đầu nhọn, nhẵn, lá dài từ 16 – 20cm, rộng 8 – 10cm.
Hoa của cây hoa tiên lớn, có hình ống, đường kính lên tới 6cm, màu xám nâu, mọc riêng lẻ ở nách lá; cuống hoa dài 2 – 3cm; tràng hoa chia thành 3 thùy hình tim, có 12 nhị; nhụy trên một cột dày. Quả hoa tiên được bao bọc trong bao hoa có nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen.
2. Cây hoa tiên có tác dụng gì?
Bộ phận dùng làm thuốc của cây hoa tiên là phần lá và rễ cây có thể thu hái quanh năm về phơi hoặc sấy khô. Theo nghiên cứu hiện đại thì toàn cây có chứa dầu dễ bay hơi, gồm có elemicin, borneal, isoelemincin, methyleugenol, safrole,
Nhiều người sử dụng rễ và lá cây hoa tiên để làm thuốc bổ, tăng cường thể lực. Lá cây hoa tiên còn được sử dụng để chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau bụng. Liều dùng 6 – 12g một ngày dưới dạng thuốc sắc, hoặc có thể ngâm rượu uống.
Tóm lại, cây hoa tiên không có độc và lành tính nên không có chống chỉ định tuyệt đối nào. Bạn chỉ cần tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của thầy thuốc khi sử dụng sẽ đem lại tác dụng như mong muốn.