Trời nồm, dùng ngay cách này đồ vừa khô ráo, chống ẩm mốc tủ quần áo, không cần sử dụng lò sấy

0
146

Trời nồm, độ ẩm không khí cao làm cho đồ dùng trong nhà dễ bị ẩm mốc, nhất là tủ quần áo. Để chống ẩm mốc tủ quần áo, bạn hãy áp dụng cách dưới đây.

Nhiều tỉnh thành ở miền Bắc đang trải qua những ngày tháng nồm ẩm – một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa xuân. Độ ẩm không khí cao khiến cho mọi thứ “đổ mồ hôi”. Trần nhà, tường nhà hay bất cứ vật dụng nào đều bị đọng nước. Một trong những nỗi khổ của các gia đình vào ngày nồm chính là tủ quần áo kê sát tường bị ẩm, mốc nghiêm trọng. Tủ bị mốc không chỉ mất thẩm mỹ, làm hỏng quần áo bên trong, gây ra mùi hôi khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

tu-quan-ao-bi-moc-01

Để hạn chế tình trạng này, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.

– Không kê đồ quá sát tường

Vào những ngày nồm ẩm, tủ quần áo hay các vật dụng bằng gỗ, thiết bị điện tử cần được đặt cách xe tường một đoạn để tránh tình trạng nhiễm ẩm, làm hỏng đồ dùng, tạo điều kiện cho nấm mốc xuất hiện.

– Đóng kín cửa nhà

Một trong những biện pháp hạn chế độ ẩm trong nhà chính là đóng kín tất cả các cửa bao gồm cả cửa sổ, cửa ra vào. Cách này sẽ hạn chế được hơi ẩm từ bên ngoài xâm nhập vào nhà.

Bạn cũng nên tránh bật quạt vì hơi lạnh từ quạt thổi ra không làm nước bốc hơi mà còn khiến khí ẩm ngưng tụ mạnh hơn, làm tình trạng đổ mồ hôi nghiêm trọng hơn.

Vào những ngày nồm ẩm, hãy hạn chế dùng khăn ướt để lau nhà. Lúc này, bạn nên dùng các loại khăn khô, có độ thấm hút tốt để lau nhà, lau các vật dụng trong nhà.

Bạn có thể lót giấy báo dưới sàn hoặc ở các khu vực dễ bị ẩm. Có thể sử dụng máy hút ẩm không khí hoặc bật chế độ Dry của điều hòa để giảm độ ẩm.

– Xử lý tủ quần áo bị mốc

tu-quan-ao-bi-moc-02

Đầu tiên, bạn cần lấy toàn bộ quần áo bên trong tủ ra. Hãy lấy một chiếc khăn mềm, có thể thấm giấm hoặc chanh và lau toàn bộ các vết mốc ở tủ. Nếu tình trạng mốc ở tủ nghiêm trọng, giấm và chanh không làm sạch được, bạn có thể dùng các dung dịch tẩy mốc chuyên dụng. Sau khi lau sạch, bạn chỉ cần để tủ khô tự nhiên là có thể sử dụng.

Nếu vết mốc đã bám chặt, thậm chí tạo thành nấm cứng, cách duy nhất để xử lý vấn đề này là dùng giấy nhám chà cho hết lớp mốc và quét lại hơn hoặc đánh bóng cả tủ.

– Chống ẩm cho tủ quần áo

Bạn có thể cho một vài túi chè khô hoặc bã cà phê khô vào các góc tủ, treo trên các thanh treo quần áo để hút bớt độ ẩm trong tủ. Ngoài ra, trà và cà phê đều có tác dụng khử mùi hôi rất tốt. Nó sẽ giúp tủ quần áo không có mùi khó chịu.

Bạn cũng có thể sử dụng các túi chống ẩm chuyên dụng để đặt ở các góc, các tầng của tủ giúp giảm độ ẩm trong tủ để quần áo được bảo quản tốt hơn, ngăn chặn nấm mốc xuất hiện.

Ở các cạnh tủ, nơi tiếp xúc gần với bề mặt tường, hãy dùng giấy báo hoặc bìa cứng để lót giúp ngăn độ ẩm ở tường xâm nhập vào tủ. Thỉnh thoảng nên thay giấy mới để duy trì khả năng hút ẩm.

Phải đảm bảo quần áo đã khô hoàn toàn rồi mới được đem cất vào tủ.