Cây xương sông và những tác dụng không ngờ

0
87

Cây xương sông là loại cây quen thuộc với chúng ta nhưng ít người biết rằng ngoài việc sử dụng để làm gia vị, nó còn có mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng kỳ diệu của loại cây thân quen này với sức khỏe chúng ta bạn nhé!

Trong kho tàng dược liệu Việt Nam, cây xương sông là loại cây mang lại nhiều công dụng chữa bệnh được dùng trong các bài thuốc khác nhau. Ngoài ra, đây còn là loại cây được các bà nội trợ thường dùng trong các món ăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại cây mang nhiều giá trị cho sức khỏe này.

Cây xương sông là cây gì?

Cây xương sông có chiều cao khoảng 1m, lá hình ngọn giáo, phần gốc thuôn dài, phần nhọn và mép lá có răng cưa. Hoa xương sông có màu vàng nhạt, thường mọc ra từ nách của các lá. Quả của loài cây nó có hình trụ với 5 cạnh. Cây xương sông thường ra hoa vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch.

Thông thường, bộ phận được sử dụng của cây xương sông là phần lá, có thể dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô. Theo nghiên cứu khoa học, trong lá của cây xương sông chứa 0,24% tinh dầu với thành phần chủ yếu là methylthymol (chiếm 94,96%), p-cymene (chiếm 3,28%), limonen (chiếm 0,12%).

Trong Đông y, lá xương sông được mô tả cụ thể như sau: Lá có vị đắng pha lẫn hơi cay, tính ấm. Do đó có thể sử dụng để khử mùi hôi tanh, khu phong trừ thấp, chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, kích thích tiêu hóa. Không những vậy, khi kết hợp cùng các thực phẩm khác, lá xương sông cũng tạo nên một hương vị rất độc đáo, hấp dẫn. Vì thế, bạn có thể sử dụng lá của loại cây này để bổ sung dinh dưỡng, đổi khẩu vị cho món ăn và tăng cường sức khỏe cho cả gia đình.
https://nhathuoclongchau.com.vn/auth/post/edit/69610 1
Cây xương sông rất phổ biến ở nước ta

Những công dụng chữa bệnh của cây xương sông

Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh của cây xương sông mà bạn không nên bỏ qua:

Giảm đau họng, giảm tình trạng khàn tiếng

Nếu bị viêm họng, viêm thanh quản do thời tiết, bạn có thể lấy 1 nắm lá xương sông rửa sạch để ráo nước, sau đó giã nát rồi đem nhúng vào giấm để ngậm. Với cách này, bạn kiên trì áp dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.

Giảm đau nhức xương khớp

Đây là bài thuốc vẫn thường lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi bị đau nhức khớp, bạn lấy 1 nắm lá xương sông rửa sạch, giã nát và sao lên. Sau đó, bạn đắp trực tiếp lên vùng khớp đang bị đau, có thể buộc tấm vải và để qua đêm để hoạt chất thẩm thấu được hiệu quả hơn.

Chữa mề đay

Với tình trạng nổi mề đay ngoài da, bạn lấy khoảng 40g lá xương sông, 40g lá khế và 20g lá chua me đất sau đó đem rửa sạch, giã nhỏ rồi hòa với nước ấm để uống. Bã của hỗn hợp các loại lá trên bạn xoa lên vùng da bị nổi mề đay.

Giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ

Nếu bé bị nôn trớ liên tục, bạn có thể lấy 2 – 3 lá xương sông rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ. Sau đó, bạn cho thêm khoảng 3 -5 muỗng cà phê mật ong vào và hấp cách thủy khoảng 10 phút. Lấy nước này cho trẻ uống sẽ giảm nôn trớ.

Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu

Khi gặp tình trạng này, bạn cần kết hợp lá xương sông với một số vị thuốc khác như tía tô, hậu phác, chỉ xác, sinh khương, trần bì, mỗi loại khoảng 30g. Sau đó, bạn đem sắc lên và đun lấy nước uống để bụng dễ chịu hơn.

Chữa đau nhức răng

Khi bị đau răng, bạn có thể dùng rễ xương sông để làm giảm cơn đau. Cách thực hiện như sau, bạn rửa sạch phơi khô khoảng 20g rễ xương sông, kết hợp cùng 10g hoàng liên 10g và cho 2 thứ này vào chai thủy tinh, sau đó đổ ngập rượu để ngâm. Khoảng 10 – 14 ngày là bạn có thể sử dụng bằng cách lấy bông chấm thuốc bôi vào nơi răng lợi đau nhức.
cây xương sông 1
Dùng lá của cây xương sông có thể trị ho rất hiệu quả

Những món ăn ngon chế biến từ cây xương sông

Cây xương sông rất gần gũi, quen thuộc với chúng ta, trong khi đó nó lại mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Do đó, bạn đừng bỏ qua việc sử dụng loại cây này để chế biến các món ăn hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe gia đình nhé! Dưới đây là một số món ăn đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng.

Lá xương sông cuốn thịt băm

Để làm món này, bạn cần chọn những lá lành lặn, không quá già hoặc quá non. Sau đó, bạn đem rửa sạch lá và để ráo nước. Bí quyết bạn có thể áp dụng là hãy đập dập phần xương lá cho mềm hơn để khi cuốn thịt được dễ dàng.

Phần thịt bạn xay nhuyễn và ướp cùng gia vị như muối, tiêu, mì chính, hạt nêm, thêm chút hành lá để món ăn hấp dẫn hơn. Sau đó, bạn dùng lá xương sông cuốn thịt, phần cuống lá dư thì cắt bỏ và dùng tăm xiên để lá không bị bung khi rán.

Tiếp đó, bạn cho dầu vào chảo và chờ cho dầu sôi già thì cho chả vào rán, lưu ý lật đều các mặt để chả chín đều và có màu đẹp bạn nhé! Món ăn này bạn có thể chấm cùng nước mắm và ăn cùng cơm rất đưa miệng.
cây xương sông 3
Món chả lá xương sông rất quen thuộc với nhiều bà nội trợ

Lá xương sông nấu canh cá

Không chỉ với thịt mà lá của cây xương sông cũng có thể kết hợp cùng với cá để trở thành món ăn ngon, hấp dẫn. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho món ăn này bao gồm: 500g cá tươi, 5 quả chuối xanh, 100g lá xương sông và các loại gia vị như muối, hạt nêm, ớt cay, dầu ăn…

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn cần làm sạch ruột cá rồi rửa sạch, chuối bạn gọt bỏ vỏ và cắt miếng vừa ăn, sau đó ngâm nước muối để không bị thâm. Lá xương sông bạn rửa sạch, thái nhỏ.
  • Bước 2: Bạn cho cá vào chảo và rán sơ, sau đó bạn gắp cá ra và cho chuối vào xào qua.
  • Bước 3: Lấy cá và chuối cho vào nồi, sau đó cho mẻ đã hòa cùng nước lạnh vào nấu cùng.
  • Bước 4: Khi cá chín, bạn cho lá xương sông vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

cây xương sông 4
Lá xương sông có thể dùng để nấu canh cá rất ngon
Như vậy, với những thông tin mà Long Châu cung cấp trên đây, bạn đã hiểu thêm về cây xương sông cũng như những tác dụng đối với sức khỏe mà loại cây thân quen này mang lại. Về mặt sinh học, đây cũng là loại cây rất dễ sống, dễ chăm sóc nên bạn đừng bỏ qua việc trồng cây xương sông trong vườn nhà để vừa làm gia vị vừa làm thuốc bạn nhé!