Lá mùi tàu – bài thuốc thiên nhiên mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời

0
79

Rau mùi tàu không chỉ góp phần tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và điều trị bệnh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất về loại rau này.

Không có mô tả ảnh.

1. Đặc điểm chung và phân bố của lá mùi tàu

Mùi tàu là loại rau gia vị phổ biến tại Việt Nam. Loại rau này có đặc điểm cấu tạo và phân bố cụ thể như sau:

1.1. Đặc điểm chung

Rau mùi tàu (Eryngium foetidum L) hay còn gọi là ngò gai, mùi gai, ngò tàu, rau răng cưa,… với các đặc điểm như:

  • Cây thân cỏ, mọc hằng năm
  • Cây mọc đứng, chiều cao trung bình khoảng 15-25cm
  • Lá mùi tàu có hình mác, thuôn dài 2 bên mép có răng cưa, trên răng cưa có các gai
  • Hoa ngò gai có màu trắng lục
  • Quả ngò gai có dạng giống hình quả bầu, hơi dẹt và chứa nhiều hạt bên trong. Khi già, hạt quả của ngò gai sẽ tự rụng và phát tán, mọc thành cây mới ở môi trường xung quanh.
  • Tất cả các bộ phận trên cây rau mùi tàu đều chứa mùi thơm của tinh dầu
  • Rau ngò có tính ấm, thơm và vị hơi đắng.

công dụng của mùi tàu

1.2. Phân bố

Cây rau mùi tàu thường mọc ở vùng hoang dã. Những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Mỹ là nguồn gốc phát triển của ngò gai. Hiện nay, rau mùi được sử dụng nhiều trong cuộc sống nên được trồng tại nhiều nơi để kinh doanh.

Tại Việt Nam, rau mùi tàu mọc hoang ở mọi nơi, phổ biến hơn ở nơi đất ẩm, mát; thích hợp nhất là vùng đồi núi. Những tỉnh thành trồng được nhiều rau mùi tàu là các vùng như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc,…

bài thuốc chữa cảm từ ngò tàu

Rau mùi tàu – bài thuốc thiên nhiên dành cho sức khỏe

2. Công dụng của lá mùi tàu là gì?

Rau mùi tàu là 1 loại rau quen thuộc trong các bữa ăn tại Việt Nam với công dụng làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn. Đồng thời, rau mùi tàu còn được biết đến như 1 nguyên liệu trong những bài thuốc dân gian. Chúng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong việc chăm sóc sức khỏe con người. Vậy lá mùi tàu có tác dụng gì?

2.1. Lá mùi tàu chữa cảm cúm

Lá ngò tàu không chỉ là 1 loại rau gia vị mà còn là nguyên liệu chữa cảm cúm rất tốt. Thông thường, chúng được sử dụng với những người có hệ miễn dịch kém, cao tuổi và đặc biệt biệt khi thay đổi thời tiết rất dễ gây cảm cúm. Ngò gai có tính ấm nên thường được kết hợp cùng 1 số vị thuốc nam nhằm điều trị cúm hiệu quả.

Bài thuốc kinh nghiệm:

  • Nguyên liệu: Ngò gai 40gam, gừng tươi 10gam, ngải cứu 20gam, cúc tần 20gam.
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, tất cả thái nhỏ, gừng đập dập. Cho các nguyên liệu vào nồi cùng 500ml và sắc đến khi còn 100ml thì đổ ra.
  • Lưu ý: Uống khi còn ấm, ngày uống 2 lần (sáng và chiều). Uống xong bạn có thể nghỉ ngơi, đắp chăn để ra mồ hôi, lấy khăn lau người sẽ thấy cơ thể dễ chịu hơn.

lá mùi tàu chữa cảm cúm

Rau mùi tàu là nguyên liệu hỗ trợ điều trị cảm cúm

2.2. Điều trị viêm kết mạc

Rau mùi tàu còn được biết đến với 1 công dụng bất người khác là trị viêm kết mạc. Bài thuốc kinh nghiệm: Bạn phơi lá mùi tàu cho se khô và sắc lấy nước. Lấy nước đã sắc và rửa mắt nhẹ nhàng. Bài thuốc này sẽ giúp làm dịu cảm giác nóng rát, đau nhức và giảm sưng mắt hiệu quả.

2.3. Trị sỏi thận

Ngò gai không chỉ hỗ trợ điều trị cảm cúm, viêm kết mạc mà còn là vị thuốc được dùng để chữa sỏi thận hiệu quả và an toàn.

Bài thuốc kinh nghiệm:

  • Thực hiện: Lá mùi tàu hơ lửa cho héo, rồi sắc với nước 3 bát nước. Đến khi còn khoảng 1 bát nước thì dừng lại. Nên uống 3 lần/ ngày và uống trước khi ăn.
  • Lưu ý: Uống nước lá ngò gai liên tục từ 7-9 ngày. Sau 1 khoảng thời gian, sỏi thận sẽ có thể được đào thải ra khỏi cơ thể.

2.4. Tác dụng chữa hôi miệng

Hôi miệng là vấn đề khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với người khác. Đây cũng là tình trạng rất nhiều người đang gặp phải. Ngò gai là 1 trong phần của bài thuốc trị hôi miệng bằng cách súc miệng với nước ngò gai.

Bài thuốc kinh nghiệm: Lá ngò gai đem đi rửa sạch rồi đem đi đun sôi, thêm vài hạt muối và khuấy tan. Sau đó, sử dụng thuốc vừa nấu để ngậm và súc miệng. Thực hiện 3 lần/ngày. Sau 1 tuần, miệng sẽ thơm tho, hết mùi hôi nhưng vẫn cần duy trì thói quen để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2.5. Rau mùi tàu giúp hạ cholesterol trong máu

Trong các bộ phận của cây ngò gai, hạt là phần chứa nhiều chất xơ. Chính vì vậy, những người cao huyết áp, mỡ máu có thể sử dụng phần hạt để đun lấy nước uống. Việc uống nước lá mùi tàu sẽ giúp làm sạch và hạ cholesterol trong máu hiệu quả.

rau ngò gai hỗ trợ giảm cholesterol

Rau mùi tàu giúp hạ cholesterol máu

2.6. Một số công dụng khác

Ngoài những công dụng được đề cập trên, lá mùi tàu còn là bài thuốc dùng để điều trị một số vấn đề sức khỏe khác như: điều trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ, mụn bọc, mụn trứng cá, chữa đau bụng, tiêu chảy, nám da và cân bằng đường huyết,…

3. Những bài thuốc khác từ rau mùi tàu

Như vậy, Medigo đã đề cập đến một số công dụng của lá mùi tàu. Với những nguyên liệu dễ chuẩn bị, dễ uống, dưới đây là 1 số bài thuốc khác nhằm điều trị 1 số vấn đề sức khỏe khác như: trị nám da, chữa bệnh hôi miệng và điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa,…

3.1. Điều trị mụn đỏ, mẩn ngứa trên da cho trẻ em

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá rau mùi tàu tươi
  • Thực hiện: Rau mùi tàu giã nát, ép lấy nước cốt sau đó bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
  • :Lưu ý: Cần lưu ý khi sử dụng trên làn da em bé, nếu xảy ra hiện tượng kích ứng cần lập tức ngừng bôi và rửa sạch da dưới nước sạch.

3.2. Bài thuốc chữa bệnh cảm cúm

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 40gam rau mùi tàu, 20gam ngải cứu, 20gam cúc tần và 10gam gừng tươi.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đem rửa sạch và để ráo nước. Riêng gừng tươi cần đập dập và thái nhỏ. Cho các nguyên liệu vào nồi cùng 500ml và sắc lửa nhỏ đến khi còn 100ml thì đổ ra. Uống khi còn ấm, ngày uống 2 lần (sáng và chiều). Uống xong bạn có thể nghỉ ngơi, đắp chăn để ra mồ hôi, lấy khăn lau người sẽ thấy cơ thể dễ chịu hơn.

ngò gai

Bài thuốc của rau mùi tàu giúp chữa cảm cúm

3.3. Điều trị đầy hơi, khó chịu, tức bụng do ăn nhiều chất đạm

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 50gam mùi tàu và 3 lát gừng tươi đập dập.
  • Thực hiện: Mùi tàu và gừng tươi rửa sạch, cho vào ấm thuốc sắc cùng 500ml nước. Bạn sắc thuốc đến khi còn lượng nước còn khoảng 200ml thì chắt ra . Chia đôi thuốc thành 2 lần uống trong ngày, uống cách nhau 4 tiếng và uống thuốc khi còn nóng. Sử dụng đều đặn liên tục trong 3 ngày.

3.4. Bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 20gam rau mùi tàu, 12gam sả, 12gam tía tô, 12gam gừng tươi
  • Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch và sắc cùng với nước để uống. Khi gặp tình trạng đau bụng kèm tiêu chảy, bạn có thể uống hằng ngày thay thế nước lọc.

3.5. Chữa trị chứng đái dầm ở trẻ em

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 20gam lá mùi tàu, 20gam rau ngổ, 20gam cỏ mần trầu và 10gam cỏ sữa lá
  • Thực hiện: Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch rồi sắc cùng 500ml nước. Khi lượng thuốc đun còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Mỗi ngày cho trẻ uống 1 lần sau bữa tối liên tục trong 7 – 10 ngày. Nếu tình trạng đái dầm của trẻ chưa khắc phục, bạn có thể lặp lại liệu trình thêm khoảng 1-2 lần nữa.

3.6. Bài thuốc điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá rau mùi tàu tươi.
  • Thực hiện:

Với trẻ sơ sinh: Rau mùi tàu giã nát, tiến hành sao nóng và cho vào tấm khăn, áp nhẹ lên cơ thể của trẻ. Vì trẻ nhỏ có làn da rất mỏng và nhạy cảm nên bạn cần lưu ý nhiệt độ để tránh khiến da trẻ bị tổn thương bởi nhiệt.

Với những trẻ lớn hơn, trong tình trạng có thể ăn uống được. Dùng mùi tàu sắc nước và cho trẻ uống hàng ngày nhằm kích thích các nốt sởi lên nhanh giúp nhanh khỏi hơn.

lá mùi tàu có tác dụng gì khi chữa sởi

Rau mùi tàu hỗ trợ điều trị sởi ở trẻ em

4. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng lá mùi tàu

Như vậy, rau mùi tàu không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc trong các bữa cơm hằng ngày mà còn là vị thuốc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây khi sử dụng:

  • Những đối tượng như phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh gan, hen phế quản hoặc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nên hạn chế sử dụng rau mùi tàu
  • Người bị đau dạ dày không nên ăn lá ngò gai tươi
  • Với những người có cơ địa da mỏng, da nhạy cảm như trẻ em hoặc phụ nữ có thai thì có có thể gặp phải tình trạng kích ứng nếu sử dụng lá ngò gai trực tiếp trên da
  • Không nên ăn lá ngò gai cùng thịt lợn vì có thể gặp tình trạng khó tiêu và đầy bụng
  • Không nên ăn ngò gai kèm với nội tạng của động vật vì sự kết hợp này có thể sinh ra ion đồng và sắt gây giảm khả năng hấp thu dưỡng chất có trong thức ăn hoặc nguy hiểm hơn có thể gây ngộ độc.

Không chỉ là loại rau gia vị thơm ngon, rau mùi tàu là bài thuốc thiên nhiên mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người

Xem Tiếp:

  • Danh sách 150+ tên bé trai họ Trần hay, ý nghĩa cho 2023dat-ten-cho-be-gai
  • Trồng Rau Mùi Tàu trong nhà, chẳng khác gì có ‘một…uong-nuoc-la-mui-tau-ngo-gai-co-tac-dung-gi-al
  • Nghịch lý ở đời: Phạm Nhật Vượng vay tiền lái xe,…bdf317fe9d099a5abee7444e21079221.jpg

LEAVE A REPLY