Thạch xương bồ có tác dụng gì?

0
1863

Tác dụng của thạch xương bồ trong Y Học Cổ Truyền giúp hòa vị, linh thần, hóa thấp, trục đờm, tuyên khí. Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin về thạch xương bồ có tác dụng gì cũng như cách sử dụng mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh.

1. Dược liệu thạch xương bồ

 

Cây thạch xương bồ có tên khoa học là Acorus calamus. Dược liệu được sử dụng để làm thuốc là phần thân và rễ sấy khô của cây xương bồ.

Thạch xương bồ thuộc cây thân cỏ, sống lâu năm, thân rễ nhiều đốt và được phân nhánh. Lá xương bồ có hình dải hẹp, cấu tạo thành bẹ được ốp vào nhau và xoè sang 2 bên ở ngọn. Thân rễ cây xương bồ có nồng độ mùi thơm nhiều hơn so với lá. Hoa thạch xương bồ mọc thành từng cụm, ở đầu của cán dẹt tạo thành hình bông. Hoa thạch xương bồ được phủ bởi một lá to và dài trông giống như cụm hoa mọc trên lá. Quả thạch xương bò khi chín thường sẽ có màu đỏ nhạt.

Thạch xương bồ sử dụng để làm thuốc thường có lá nhỏ và có pháp danh A. gramineus Soland. var. pusillus Engl., còn với thạch xương bồ sử dụng thân và rễ phơi khô để làm thuốc. Các loại thạch xương bồ đều mọc rộng rãi ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Chúng thường mọc hoang trong rừng núi, suối hoặc trên những tảng đá có nước chảy.

Thạch xương bồ được thu hái vào mùa thu hoặc đông hàng năm. Sử dụng rễ cái to không nên sử dụng rễ non. Khi rễ cây thạch xương bồ khô có màu nâu, gióng ngắn, thơm, mắt rễ dày, không mốc mọt, thịt rễ hồng hồng.

Thạch xương bồ sau khi thu hái sẽ mang đi rửa sạch đất cát và sấy hoặc phơi khô. Thạch xương bồ được sử dụng làm dược liệu thì cần sơ chế, sau đó ủ qua đêm rồi bào và phơi khô. Đối với loại dược liệu này cần bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt có thể bị mốc.

2. Thạch xương bồ có tác dụng gì?

 

Thạch xương bồ có tác dụng gì?” Theo những sách cây và vị thuốc của Việt Nam, thạch xương bồ có chứa khoảng 0.5 đến 0.8 lượng tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu này có chứa khoảng 86% hoạt chất asoron, thành phần còn lại trong thạch xương bồ bao gồm phenol và acid béo.

Theo nghiên cứu Y Học Hiện Đại, thạch xương bồ có tác dụng:

Giúp an thần, chống co giật.

Tinh dầu dược liệu giúp những người đang gặp vấn đề liên quan đến giấc ngủ.

Lượng dầu bay hơi của dược liệu cũng giúp giảm sự vận động khi được làm thí nghiệm trên chuột.

Sử dụng tinh dầu và thuốc sắc của thạch xương bồ có thể giảm tình trạng co thắt cơ trơn của ruột và dạ dày, giúp tăng tiết đường tiêu hoá.

Lượng nước sắc của thạch xương bồ có khả năng tác động và hạn chế sự lên men của đường tiêu hoá.

Trong thí nghiệm thực hiện trên chuột trắng, tinh dầu trong dược liệu thạch xương bồ có thể giúp hạ nhiệt. Dịch chiết xuất thạch xương bồ ở nồng độ cao có thể sử dụng để ức chế hoạt động của các loại nấm gây bệnh ngoài da. Tuy nhiên khi sử dụng một liều lượng lớn thạch xương bồ có thể dẫn tới co giật và tử vong khi thực hiện thí nghiệm trên chuột.

Trong Y Học Cổ Truyền, cây thạch xương bồ có tác dụng hóa thấp, hòa vị, ninh thần, khai khiếu, tuyên khí, tẩy uế, trục đờm. Ngoài ra còn giúp điều trị các chứng suy nhược thần kinh, phong tê thấp, trẻ em bị nóng sốt, ăn không ngon, tiêu hoá kém, khó thởù tai….

Sử dụng thạch xương bồ ở dạng hoàn tán, sắc thuốc hoặc đắp ngoài da với liều lượng từ 5 – 10 gam khô mỗi ngày, nếu sử dụng tươi thì tăng liều gấp đôi. Ngoài ra, có thể sử dụng thạch xương bồ ở dạng thuốc viên, cao lỏng hoặc siro.

3. Các bài thuốc sử dụng thạch xương bồ trong điều trị bệnh

 

Bài thuốc điều trị chứng lỵ cấm khẩu:

Sử dụng 15 gam Đông qua nhân; 12 gam cuống lá sen, trần mễ, phục linh trần bì, đơn sâm, thạch liên tử; thạch xương bồ 6 gam; 2 gam nhân sâm; 5 gam xuyên hoàng liên. Đem tất cả vị thuốc này đi sắc và lấy nước uống.

Bài thuốc điều trị chứng đau vùng thượng vị do trúng hàn khí trệ:

Sử dụng 12 gam Chế hương phụ, 6 gam mộc hương và thạch xương bồ. Đem tất cả vị thuốc này đi sắc và lấy nước uống, ngày dùng 1 lần.

Bài thuốc điều trị chứng sốt cao gây hôn mê do đàm mê tâm khiếu:

Sử dụng 6 gam Hoàng cầm, xương bồ, hậu phác và tô diệp; 10 gam tỳ bà diệp, phán bán hạ, trúc nhự; 3 gam hoàng liên; 15 gam lô căn. Đem tất cả các vị thuốc này sắc lấy nước uống hàng ngày.

Sử dụng 5 gam Uất kim, cúc hoa; 3 gam thạch xương bồ tươi, 6 gam sơn chi (sao), đơn bì; 12 gam hoạt thạch; 1.5 gam ngọc xu đơn (bột thành phẩm), 6 giọt gừng tươi (giã lấy nước); 10 gam trúc lịch, ngưu bàng tử, trúc diệp, liên kiều. Để ngọc xu đơn riêng, đem tất cả các vị khác sắc lấy nước và hòa với ngọc xu đơn uống.

Bài thuốc điều trị trẻ em gặp tình trạng trí lực phát triển kém:

Sử dụng các loại dược liệu như nhân sâm, viễn chí, đậu khấu, bổ cốt khí, thạch xương bồ và sữa bột cacao. Sau đó, hợp thành vào tạo các vị thuốc này thành bánh cho trẻ em, dùng 10 – 15g/ 2 lần/ ngày liên tục trong vòng 14 ngày.

Bài thuốc điều trị chứng ho lâu ngày không khỏi:

Sử dụng dược liệu có trong mật gà đen, hạt quất, hạt chanh và lá tươi thạch xương bồ bằng lượng nhau. Đem tất cả các vị thuốc này đi giã nhỏ, thêm mật vào và hấp cơm. Mỗi ngày dùng từ 4 đến 6 gam.

Bài thuốc điều trị chứng ăn ngủ kém, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, tiểu tiện ít:

Sử dụng các vị thuốc với liều lượng chiếm 25% Liên tâm (sao qua), mạch môn (bỏ lõi, sao khô); 30% thảo quyết minh (sao đen); 20% thạch xương bồ (thái nhỏ, sấy giòn). Sau đó đem tất cả các vị thuốc đi tán thành bột mịn, sau đó luyện với đường làm thành viên nặng 1.5 gam. Mỗi lần dùng từ 5 đến 10 viên, ngày dùng 2 lần (sáng và tối). Nếu dùng cho trẻ em, nên giảm đơn thuốc xuống 1⁄2 liều lượng

Bài thuốc điều trị chứng ù tai:

Sử dụng 25 gam xa tiền thảo và cúc hoa mỗi vị, 10 gam thạch xương bồ. Đem tất cả các vị đi sắc và sử dụng nước uống liên tục trong 7 đến 8 ngày.

Bài thuốc điều trị chứng cảm lạnh hoặc loạn nhịp tim, đầy bụng, tiêu chảy, cấm khẩu, chân tay nhức mỏi:

Sử dụng 8 gam thân rễ thạch xương bồ và đem vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc điều trị chứng phong thấp làm cho chân tay khó co duỗi:

Sử dụng thạch xương bồ và ngâm thạch xương bồ với nước vo gạo. Sau đó, rửa sạch thạch xương bồ, dùng chày gỗ giã nát rồi đem ngâm với rượu trắng. Mỗi ngày dùng 1 ly nhỏ hoặc có thể làm thành viên uống, ngày dùng 8gam.

Bài thuốc điều trị chứng liệt mặt:

Sử dụng 8 gam hoặc 10 gam củ gừng, củ sả và lá thạch xương bồ. Mang các nguyên liệu tươi, đem rửa sạch, giã nát và hòa vào 1⁄2 chén nước tiểu của trẻ nhỏ, khuấy đều và uống.

Bài thuốc điều trị mụn nhọt và hậu bối:

Sử dụng xương bồ phơi khô trong bóng râm. Sau đó, đem tán nhỏ, rắc thuốc bột lên mụn nhọt.

Bài thuốc điều trị chứng gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều:

Sử dụng 12 gam ngải cứu, thục địa; 8 gam thạch xương bồ, trần bì, bạch thược, đương quy, xuyên khung và ngô thù du; 16 gam đảng sâm. Đem tất cả các vị thuốc đi sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc điều trị viêm bàng quang, lưng tê đau, tiểu đục, tiểu buốt:

Sử dụng 8 gam tỳ giải, 6 gam xa tiền tử, 2 gam thạch xương bồ, 4 gam bạch truật và 4 gam phục linh, 2.8 gam liên nhục, 2 gam hoàng bá, 6 gam đơn sâm. Đem tất cả các vị thuốc đi sắc lấy nước uống hàng ngày

Bài thuốc điều trị viêm khớp đau nhức do phong hàn và thấp nhiệt:

Sử dụng các vị thuốc bao gồm: 10 gam Tàm sa, 10 gam thục địa, 10 gam ý dĩ nhân, 10 gam thạch xương bồ, 10 gam thạch hộc, 10 gam tỳ giải, 10 gam thương truật, 10 gam hoàng kỳ, 10 gam tần giao, 10 gam tang ký sinh và 10 gam mộc quận, 6 gam quế chi, 3 gam cam thảo. Đem tất cả các vị thuốc sắc lấy nước uống hàng ngày để hỗ trợ viêm khớp.

Bài thuốc điều trị chứng suy nhược cơ thể do thận hư:

Sử dụng 6 gam Địa hoàng, sơn thù, hoàng bá, thạch xương bồ, cam cúc hoa, ngũ vị tử và hoàng bá. Đem tất cả các vị thuốc ngâm rượu hoặc sắc uống liên tục trong 15 ngày. Sau đó ngưng sử dụng khoảng 10 ngày và lặp lại liệu trình từ 3 đến 5 lần.

Bài thuốc điều trị mất ngủ:

Sử dụng đảng sâm, phục linh, xương bồ, long nhãn nhục, phục thần, viễn chí với hàm lượng bằng lượng nhau. Sau đó đem tất cả các vị thuốc đi tán thành bột mịn, sau đó luyện với mật làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 10 đến 20 gam uống vào buổi chiều và tối trước khi đi ngủ.

Bài thuốc điều trị đau tim lâu ngày:

Sử dụng 40 gam viễn chí (bỏ lõi), 40 gam xương bồ (thái nhỏ).Đem tất cả các vị tán thành bột và trộn đều, mỗi ngày sử dụng 12 gam sắc với 1 chén nước còn lại 7 phần và uống khi thuốc còn nóng.

Bài thuốc điều trị chứng thống phong (bệnh gút):

Sử dụng 10 gam Quế chi; 12 gam tất bát; 20 gam rễ cỏ xước; 16 gam đinh lăng, xương bồ, bồ công anh, 16 gam ngũ gia bì, đơn hoa, cát căn, cà gai leo, trinh nữ và kinh giới. Đem tất cả các vị thuốc sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc điều trị trầm cảm và lo âu:

Sử dụng 4 gam Nhục quế; 16 gam sâm bố chính; 8 gam xương bồ, liên tu, táo nhân, thủy ngọc, cam thảo dây; 12 gam bá tử nhân, ích trí nhân, củ mài, hà thủ ô. Đem tất cả các vị sắc lấy nước uống, chia thành 2 lần dùng hết trong ngày.

Bài thuốc điều trị chứng đau thần kinh tọa, đau nhức cơ thể:

Sử dụng 20 gam Nhân hạt gấc (sao vàng), thạch xương bồ và củ riềng (phơi khô); 24 gam quế chi; 16 gam trần bì và thiên niên kiện. Đem tất các vị thuốc ngâm với rượu trong vòng 10 ngày. Sau đó dùng dịch rượu xoa bóp chỗ khớp đau nhức có thể giúp cải thiện triệu chứng.

Bài thuốc điều trị chứng sốt cao, say nắng và đau đầu:

Sử dụng 6 gam Liên kiều, hoắc hươngbạch đậu khấu và xạ can; 20 gam hoàng cầm và hoạt thạch; 16 gam nhân trần; 8 gam mộc thông, thạch xương bồ. Đem tất cả các vị thuốc trên sắc lấy nước để uống hàng ngày.

Bên cạnh việc biết thạch xương bồ có tác dụng gì thì khi sử dụng thạch xương bồ cần lưu ý với những trường hợp âm huyết hư, ra mồ hôi nhiều… Hợp chất beta asaron trong dược liệu thạch xương bồ có tác dụng chống nhiễm khuẩn, tăng tiết dịch vị, chống lại tình trạng co thắt. Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp chất này quá nhiều có thể gặp một số tác dụng phụ như ức chế miễn dịch, viêm gan hoặc ung thư… Do đó, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng cây thạch xương bồ điều trị bệnh.