Tại sao nhiều người học kém sau пàყ đều làm sếp, kiếm tiền giỏi, thành công hơn ở trường đời?

0
386

Những người có kết quả học tập không tốt sẽ gặp nhiều bất lợi về mặt bằng cấp hay đôi chút về kiến thức so với những người học giỏi, thế nhưng khi xét về khía cạnh thành công thì đó không phải là tất cả.

Kinh doanh là một công việc đem lại lợi nhuận rất cao, hoặc đem lại lợi nhuận rất thấp. Kinh doanh nói khó không khó, mà nói dễ cũng không phải dễ, bạn có thể trở thành một nhà kinh doanh mẫn cán với thu nhập cao hoặc bạn có thể trở thành một người làm thuê nhẹ nhàng với thu nhập thấp.

Có lần ngồi họp lớp với các bạn học cũ, mọi người cùng trò chuyện về tình hình của mình hiện nay, nhiều người đều cảm thán rằng: “Nhớ ngày trước, mấy đứa học kém trong lớp toàn chép bài mình, giờ đứa nào cũng làm ông chủ này bà chủ nọ hết rồi. Còn mình, học sinh ngoan, trò giỏi, thành tích cao ngất ngưởng lại đi làm thuê, lĩnh lương tháng, mua không nổi một căn hộ, nuôi không nổi một cái xe ô tô, cuộc sống rất bình bình…” Vậy tại sao các bạn học ngày trước của bạn là học sinh kém, giờ đa số họ đều trở thành các ông bà chủ?

1. Học sinh kém, học sinh cá biệt thường mặt dày

Làm kinh doanh, mở doanh nghiệp đều cần bạn phải mặt dày. Đôi khi chỉ vì lợi nhuận, bất kể nhiều hay ít bạn cũng phải trơ mặt bám lấy khách hàng. Học sinh kém, học sinh cá biệt từ bé họ bị phê bình quen rồi nên họ trơ mặt. Còn những học sinh thành tích tốt, ngoan ngoãn nghe lời, từ bé họ được nghe toàn lời khen ngợi nên thi thoảng nghe một lời chỉ trích hay phê bình, họ dễ cảm thấy xấu hổ muốn tìm lỗ nẻ nào đó để chui xuống, thế nên bám lấy khách hàng làm họ cảm thấy mất mặt như đi cầu xin bố thí vậy.
2. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ không sợ khổ

Muốn có một sự nghiệp cho riêng mình không thể không phải chịu khổ. Học sinh kém hay cá biệt họ không tránh khỏi bị phạt, bị đòn roi, dần dần rèn cho họ tính nhẫn nại, có thể chịu được nỗi khổ thể xác mà người khác không chịu được. Còn những học sinh ngoan, học giỏi và nghe lời từ nhỏ họ được gia đình và thầy cô bao bọc, đa số họ nắng không tới mặt, mưa không tới đầu nên họ chỉ thích ở chỗ nào an toàn.

3. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ không sợ vấp ngã

Làm kinh doanh không thể nào dễ dàng thuận buồm xuôi gió được, nên nếu chỉ vì một lần thất bại mà từ bỏ thì bạn sẽ không bao giờ thành công. Những học sinh kém hay cá biệt, họ từ nhỏ luôn đối mặt với các kỳ thi bị điểm kém nên trở ngại nào với họ cũng như nhau, nó giống như cỏ dại vậy, cắt rồi mọc, mọc lại cắt, họ không hề cảm thấy đau khổ. Ngược lại, các học sinh ngoan, trò giỏi, từ nhỏ sống trong sự bảo vệ của thành công nên khi đối mặt với thất bại họ thường cảm thấy vô cùng đau đớn.

4. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ dám mạo hiểm

Mức độ rủi ro càng lớn, lợi nhuận thu được sẽ càng cao. Những học sinh kém, hay cá biệt họ từ nhỏ ưa mạo hiểm, tuy nhiên mỗi lần đều bị phát hiện và chịu sự trừng phạt nặng nề nhưng họ vẫn không từ bỏ niềm vui đó của mình. Còn những học sinh ngoan, thành tích tốt, từ nhỏ đến lớn quỹ đạo cuộc sống của họ đều do giáo viên và phụ huynh thiết lập nên họ thiếu đi khả năng độc lập và tinh thần mạo hiểm.

5. Học sinh kém, học sinh cá biệt họ đề cao nghĩa khí

Trong kinh doanh, khi làm lãnh đạo bạn cần đề cao tinh thần đoàn kết, đoàn kết là sợi dây kết nối nhân viên với nhau. Thử nghĩ xem, nếu nhân viên của bạn phạm sai lầm mà bạn đứng vào lập trường của họ để đánh giá và suy xét, bạn sẽ dễ dàng đưa ra được quyết định đúng đắn làm giảm áp lực lên nhân viên, khiến họ biết ơn và hết lòng cống hiến cho bạn.
Những học sinh thành tích tốt, ngoan ngoãn họ lại rất sợ chuyện thị phi, thậm chí họ còn tìm khuyết điểm của người khác để thể hiện mình. Những người như vậy có làm lãnh đạo thì ngày nào họ cũng coi nhân viên như kẻ địch, thử hỏi như vậy ai còn muốn làm việc cho họ, một khi công ty gặp khó khăn, nhân viên sẽ tự động bỏ đi hết.

Xem thêm ;Mẹ đảm mách cách nấu xôi bằng nồi cơm điện nhanh mà vẫn dẻo, bóng mẩy như đồ chõ nhờ bí kíp này

Nấu xôi bằng cơm điện không nát ướt hạt xôi dẻo thơm, tơi bóng mẩy như đồ hấp bằng xửng, bằng chõ không hề khó khi bạn biết bí kíp này

Xôi là một món ăn đặc trưng của Việt Nam. Trước đây nấu xôi thường đồ chõ, xửng hấp và đồ 2 lần cho dẻo. Hạt nếp sau khi đồ xong dẻo nhưng không được nát bết. Tuy nhiên trong các gia đình việc đồ/hấp xôi bằng chõ/xửng hấp đôi khi lích kích mất thời gian. Chỉ cần nồi chống dính bạn cũng có thể nấu xôi nhanh ngon để thắp hương hoặc để làm bữa sáng, bữa cuối tuần đổi món cho gia đình.

xoi-dau-xanh-noi-com-dien

Chuẩn bị nguyên liệu:

Gạo nếp 500g (nhiều ít tùy thuộc vào thành viên gia đình)

Các loại hạt nấu cùng: đỗ xanh đã cà vỏ, đậu đen, lạc, gấc, tùy theo sở thích.

Một chút muối, một chút dầu ăn/mỡ gà, muối vừng lạc ăn kèm

Sơ chế

Đỗ xanh đậu đen, lạc nên ngâm nước trước khi nấu để hạt nhanh mềm.

Đỗ xanh sẽ chín cùng nếp nên nếu nấu gạo nếp đỗ xanh thì chỉ cần ngâm đậu xanh trước nửa tiếng rồi trộn đều cùng nếp.

Còn đậu đen có 2 cách: Ngâm 2 tiếng sau đó cho vào nấu cho sôi lên để đậu mềm rồi mới trộn cùng gạo. Đậu đen có thêm bí bíp ngâm xong rang trên chảo cho khô sẽ giúp đậu thêm thơm mềm.

Lạc thì ngâm khoảng 2 tiếng rồi cho vào ninh trước cho lạc chín sơ qua thì khi nấu cùng nếp hạt lạc sẽ mềm và nếp thì dẻo. Còn nếu cho lạc vào nấu cùng ngay với nếp thì lạc chín không đủ mềm ăn sẽ bị sượng.

xoi-lac-noi-com-dien

Chọn gạo nếp

Nếp muốn ngon phải là nếp cái hoa vàng, hạt đều mẩy và hạt tránh mua hạt gạo vỡ nát. Nếp trắng không có đầu đen, không hôi dầu. Hạt màu trắng đục ngon hơn hạt nếp trắng trong.

Cách nấu xôi bằng nồi cơm điện

Gạo nếp mang vo sạch như gạo thông thường. Cách nấu xôi nếp bằng nồi cơm điện thì không cần ngâm gạo. Gạo thời nay hút nước hơn gạo nếp thời xưa nên khi nấu xôi bằng nồi cơm điện thì việc không ngâm giúp bạn dễ nấu hơn.

Cách 1 nấu bằng lượng nước vừa đủ: Gạo nếp vo xong, và các loại hạt đậu, lạc đã làm xong bước sơ chế nấu qua ở trên, mang trộn với nhau. Cho vào một chút muối để khử chát cho gạo. Sau đó bạn cho hỗn hợp vào nồi cơm. Cho nước xâm xấp bề mặt gạo. Khi nồi chuyển về chế độ ấm thì bạn dùng đũa tre đảo đều lên, lý do là vì nước xâm xấp nên một số hạt gạo bên trên sẽ chưa đủ hơi để chín, không đảo lên thì sau đó vài hạt này sẽ bị cứng. Trong lúc đảo bạn cho thêm thìa dầu ăn hoặc mỡ gà vào đảo cùng. Đảo lên xong bạn đậy vung lại cho nếp tiếp tục chín bằng hơi. Làm theo tác này phải nhanh để giữ nhiệt, tránh việc phải bật lại nút cook thì nguy cơ xôi sẽ bị xém ở đáy nồi. Tầm 10 phút sau mở vung nồi ra tránh để lâu thì hơi nước trên vung nồi rơi lại vào nếp làm nếp bị ướt nát. Tránh để lâu xôi sẽ bị dính tảng lại khi ăn xôi sẽ không tơi.

Xôi nếp đơm ra đĩa thắp hương hoặc ăn cùng với muối lạc, muối vừng ruốc, thịt kho trứng…

Cách 2 nấu xôi bằng nhiều nước: Cách này thì bạn không cần căn số nước mà cho nhiều hơn lượng nước thông thường. Bạn cho hỗn hợp nếp và đậu vào nồi. Tưới nước sôi vào cho ngập mặt khoảng 1 centimet. Khi nồi sôi lại lại 1 phút thì bạn chắt hết nước ra sau đó nấu tiếp, cho tới khi nồi cơm bật về nút giữ ấm, bạn đợi 10 phút thì mở ra cho chút dầu ăn/mỡ gà vào đảo đều cho xôi bóng đẹp. Đậy vung lại tầm 5 phút nữa là xới xôi ra.

Hạt xôi bóng và ăn sẽ ngậy nhờ dầu ăn/ mỡ gà.

Nếu bạn có nước dừa thì nấu nước dừa thay cho nước lọc sẽ giúp hạt xôi thơm và ngậy vị dừa. Khi nấu chín thay dầu ăn/mỡ gà bằng chút nước cốt dừa vào.

Một bí kíp nữa để xôi ngon đậm vị và gạo thơm ngọt là bạn có thể thêm 1 xíu đường, 1 chút thôi nhé ví dụ nửa cân gạo nếp thì cho 1 thìa cà phê đường, để xôi không bị lên vị ngọt nhưng lại khử hết vị chát của gạo.