Đặt 7 loại quả пàყ trên bàn thờ, bề trên ưng ý, gia chủ hứng lộc mỏi tay

0
355

Theo quan niệm phong thủy, những loại quả này mang ý nghĩa tốt, giúp thu hút tài lộc, may mắn.

Quả lựu

Quả lựu tròn trịa, căng mọng, có màu đỏ hồng tươi thắm, bên trong chứa nhiều hạt tượng trưng cho sự may mắn, ⱪhỏe mạnh. Ngoài ra, loại quả này còn đại diện cho hạnh phúc gia đình, đông con nhiều cháu.

loai-qua-thap-huong-01

Cam, quýt, bưởi

Quả cam, quýt hay bưởi đều có dáng tròn, tượng trưng cho sự tròn đầy. Ngoài ra, những loại quả này còn có màu sắc tươi tắn, ngụ ý mang đến nhiều may mắn, tài lộc. Một số gia đình chọn loại bưởi ruột đỏ đặt lên bàn thờ để cầu may mắn.

Táo

Quả táo là loại trái cây được nhiều gia đình chọn để đặt lên bàn thờ vào các ngày lễ. Loại quả này có màu sắc bắt mắt, mùi thơm dịu nhẹ. Quả táo mang ý nghĩa mong bề trên phù hộ độ trì cho con cháu bình an, gia đình đoàn viên hạnh phúc, đầy đủ, sung túc.

loai-qua-thap-huong-02

Quả thanh long

Quả thanh long cũng là một loại trái cây thường được bày lên bàn thờ. Thanh long vỏ màu hồng, quả tròn mập mạp, các tai xanh cứng và hướng lên trên. Nhiều người chọn loại quả này để dâng cúng thần linh, tổ tiên với ý nghĩa gặp được thời vận tốt như rồng gặp mây.

Phật thủ

Phật thủ là loại quả có ý nghĩa tốt nên luôn luôn nằm trong danh sách các loại trái cây nên đặt lên bàn thờ để cúng tổ tiên, thần linh. Quả phật thủ có dáng như bàn tay Phật lại có mùi hương ⱪhá dễ chịu. Bày quả phật thủ trên bàn thờ mang ý nghĩa cầu mong sự che chở của thần linh, mong bình an đến với gia đình.

loai-qua-thap-huong-03

Xoài

Quả xoài có màu vàng tượng trưng cho Kim – đại diện cho tài lộc, tiền của. Trên mâm ngũ quả của người miền Nam, người ta thường chọn quả xoài bởi quả tên của loại quả này được phất âm gần giống từ “xài”. Điều này tượng trưng cho việc tiền của dồi dào, tiêu thoải mái. Bên cạnh xoài, trên mâm ngũ quả còn có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ để ghép thành “cầu sung vừa đủ xài”.

Quả sung

Quả sung là loại quả dân dã được nhiều người chọn để dâng cúng trên bàn thờ. Ngoài loại sung nếp quê, hiện nay trên thị trường còn loại sung Mỹ – sung mật quả to, có thể bày trên bàn thờ.

Dâng cúng sung trên bàn thờ tượng trưng cho sự tròn đầy, sung mãn. Chùm sung nhiều quả đại diện cho sự sung túc, dồi dào, may mắn.

* Thông tin mang tính chất tham ⱪhảo, chiêm nghiệm.

 

Xem thêm:

Vì sao phải đun nước sôi đổ vào bồn cầu ngay khi nhận phòng khách sạn: Lý do quan trọng ai cũng cần biết

Ngay khi nhận phòng khách sạn, bạn cần phải đun sôi một ấm nước và đổ vào cầu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của việc này nhé.

Ngày nay, ấm đun nước (thường là loại ấm siêu tốc) là một trong những vật dụng thường thấy trong các phòng khách sạn, nhà nghỉ, từ bình dân đến hạng sang đều có.

Ngay sau khi nhận phòng, việc đầu tiên mà chúng ta cần làm là đun sôi một ấm nước rồi đổ vào bồn cầu. Lý do của việc này chính là để đảm bảo vệ sinh

dun-soi-am-nuoc-do-vao-bon-cau-03

Nhà vệ sinh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Rất nhiều người chỉ dọn phòng một cách qua loa hoặc trong mùa cao điểm, nhân viên quá bận rộn nên không thể làm tốt công tác vệ sinh.

Do đó, ngay khi nhận phòng, bạn nên đun sôi một ấm nước rồi đổ vào bồn cầu và các ngóc ngách trong phòng vệ sinh để khử trùng. Việc này sẽ giúp bảo vệ bản thân tốt hơn, tránh trường hợp lây nhiễm vi khuẩn, bệnh tật không đáng có từ người sử dụng trước đó.

dun-soi-am-nuoc-do-vao-bon-cau-01

Việc đổ nước sôi vào bồn cầu còn có tác dụng khử mùi hôi. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này với bồn cầu ở nhà, vừa để khử khuẩn vừa loại bỏ mùi hôi.

Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm miếng lót vệ sinh dùng một lần để đảm bảo vi khuẩn từ bồn cầu không thể tiếp xúc trực tiếp với làn da.

dun-soi-am-nuoc-do-vao-bon-cau-05

Việc đun sôi một ấm nước khi nhận phòng khách sạn còn có một công dụng khác.

Thông thường, nhân viên phục vụ sẽ dọn phòng sạch sẽ khi khách cũ trả phòng để chuẩn bị sẵn sàng đón những vị khách mới sắp tới. Tuy nhiên, ấm đun nước lại là vật dụng chẳng mấy khi được vệ sinh cẩn thận.

Nhân viên thường chỉ đổ nước bên trong ấm ra ngoài, tráng ấm rồi lau qua loa chứ không vệ sinh kỹ. Chúng ta không thể biết được vị khách trước đó đã sử dụng ấm đun nước để làm gì. Rất nhiều người dùng ấm đun nước trong phòng khách sạn để nấu mì tôm, luộc trứng, luộc hải sản… Thậm chí có trường hợp “oái oăm” hơn là sử dụng ấm đun nước để luộc tất, đồ lót…

dun-soi-am-nuoc-do-vao-bon-cau-02

Trong trường hợp không có người sử dụng thường xuyên, ấm cũng sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn có hại.

Do đó, nếu muốn sử dụng ấm đun nước trong phòng khách sạn, tốt nhất bạn nên đổ đầy nước vào ấm và đun sôi rồi đổ bỏ để làm sạch ấm.