Cây ba chạc – Loài cây họ cam được sử dụng nhiều trong Đông Y

0
165

Trong Đông y, cây ba chạc được xem như một loại dược liệu quý, mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại dược liệu này với nhiều người vẫn còn xa lạ và chưa được biết đến. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ về công dụng của cây sẽ giúp bạn biết được cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Giới thiệu về cây ba chạc
Cây ba chạc được biết đến như một vị thuốc phổ biến trong y học phương Đông, thường có nhiều ở vùng Tây Bắc. Loại cây này còn được biết đến với nhiều cái tên khác như cây dầu dấu, bí bái, mạt hay chè đắng,… tùy thuộc vào từng miền. Cây ba chạc thuộc họ nhà cam với tên khoa học là Euodia Lepta Merr.
Cây ba chạc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y
Cây ba chạc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y
Ba chạc – một loại cây thân gỗ với kích thước khá lớn. Chiều cao trung bình có thể lên đến 4 – 5m. Cây ba chạc thường mọc hoang ở nhiều vùng đất khác nhau, trải dài từ vùng núi cho đến vùng đồng bằng. Cây phân bổ nhiều ở những tỉnh miền núi nước ta như Quảng Nam, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Hòa Bình hay tỉnh Sơn La,… Ngoài ra, cây cũng được tìm thấy ở nhiều nước khác như Philippin hay Trung Quốc.
Trong nghiên cứu Đông y, hầu hết các bộ phận của cây như thân, rễ, lá, cành,… đều có thể được sử dụng để bào chế thuốc. Trong số đó, phần rễ và lá cây được sử dụng nhiều hơn ở trong những bài thuốc Đông y. Phần thân thường được dùng khi vẫn còn tươi, còn phần rễ cây thì sẽ được thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi khô và sử dụng lâu dài.

2. Tác dụng nổi bật của cây ba chạc
Trong Đông y, cây ba chạc được đánh giá tốt vì có nhiều lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe. Trong số đó phải kể đến khả năng giải độc, thanh nhiệt, tác dụng giảm đau, điều trị chứng ngứa và mẩn đỏ cho người bệnh khá hiệu quả.
Một vài công trình nghiên cứu trong y học hiện đại cũng đã chứng minh được công dụng của loại dược liệu này đối với việc hạ cholesterol và ổn định chỉ số huyết áp. Đồng thời, chúng còn có thể cải thiện được tình trạng máu nhiễm mỡ khá hiệu quả. Ở Trung Quốc, cây ba chạc cũng đã được khám phá ra một tác dụng đặc biệt như kháng khuẩn hay ức chế được sự phát triển của Shigella.
Hầu hết các bộ phận trên cây được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị liệu
Hầu hết các bộ phận trên cây được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị liệu
Loại cây này có thể được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị cho nhiều loại bệnh lý như sau:

Chữa bệnh ghẻ, chốc đầu, chứng viêm họng hay tình trạng sữa về ít sau khi sinh nở, tình trạng co giật ở trẻ em hay bị nhiễm trùng da và bị mụn nhọt,…

Hỗ trợ chữa trị các bệnh lý có liên quan về xương khớp, gân, chứng phong thấp, bị rối loạn kinh nguyệt,…

Ngoài ra, cây còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc và thúc đẩy quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

3. Những bài thuốc phổ biến trong Đông y có sử dụng ba chạc làm dược liệu
Từ thời xa xưa, các thầy thuốc phương Đông đã dày công nghiên cứu về công dụng của cây ba chạc và xây dựng nên những bài thuốc đặc biệt, có những công dụng điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:

3.1. Bài thuốc 1 dành cho phụ nữ sau sinh nở
Bài thuốc sử dụng dược liệu ba chạc dành cho những mẹ bầu mới sinh nở sẽ giúp cho họ cảm thấy ăn ngon hơn. Đồng thời, bài thuốc cũng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt và rất lợi sữa. Bạn có thể áp dụng một trong hai công thức sau đây:

Sắc khoảng 10g rễ cây ba chạc chung với nước và uống thay nước trà mỗi ngày.

Sắc khoảng 16g lá cây ba chạc cùng với 6 bát nước trong khoảng thời gian 30 phút đến khi nước cô lại còn 1 nửa thì ngừng đun. Bạn có thể chia lượng nước trên thành 3 bát để uống vào các buổi sáng – trưa – tối. Bài thuốc sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng liên tục trong 7 ngày.

Những bài thuốc sử dụng ba chạc rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh
Những bài thuốc sử dụng ba chạc rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh

3.2. Bài thuốc 2 dành cho người bị ghẻ, bị mẩn ngứa
Loại cây này cũng sẽ có tác dụng tốt trong việc điều trị những căn bệnh ghẻ lở hoặc nổi mẩn ngứa. Bài thuốc này sẽ được chế biến từ 50 – 100g lá ba chạc tươi. Sau khi bạn đã rửa sạch bụi bẩn ở trên lá thì mang chúng đi đun sôi cùng với khoảng 4 – 5 lít nước trong 1 giờ đồng hồ.
Sau thời gian đun nước, bạn nên chờ đến khi nước đủ ấm để sử dụng cho việc tắm rửa. Phần bã lá có thể dùng để chà mạnh vào những khu vực bị nổi ghẻ hoặc bị mẩn ngứa. Bạn nên tắm nước lá ba chạc mỗi ngày và duy trì sử dụng cho đến khi tình trạng trên được cải thiện hoàn toàn.

3.3. Bài thuốc 3 cho bệnh xương khớp
Nếu bạn đang bị đau nhức xương khớp thì có thể sử dụng lá ba chạc tươi cùng một nắm lá tầm gửi để điều trị. Bạn mang hai loại lá này đi rửa sạch rồi giã nát và cho đắp vào khu vực bị đau nhức. Bạn nên đắp 1 lần/ngày và kiên trì sử dụng trong khoảng 7 – 10 ngày liên tục.
Những cơn đau xương khớp cũng được thuyên giảm đáng kể
Những cơn đau xương khớp cũng được thuyên giảm đáng kể
Nhiều thầy thuốc cũng đề nghị bạn sử dụng những bài thuốc uống để quá trình điều trị được hiệu quả hơn, cụ thể:

12g thiên niên kiện.

10g rễ bưởi bung.

8g dành dành.

Bạn rửa sạch những loại nguyên liệu này rồi thái nhỏ và mang đi phơi khô. Kế đến, bạn cho các loại nguyên liệu trên và ngâm với rượu khoảng 30 – 40 độ, ngâm càng lâu thì càng tốt. Bạn có thể uống 2 ly nhỏ/ngày và duy trì trong 10 ngày liên tục để hoàn thành 1 liệu trình với bài thuốc đắp trên.

3.4. Bài thuốc 4 phòng ngừa cảm cúm
Cây ba chạc cũng có thể là một nguyên liệu đặc biệt có trong những bài thuốc ngừa chứng cảm cúm. Dưới đây là những loại nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc:

15g lá ba chạc.

30g rau má.

15g đơn buốt.

15g cúc chỉ thiên.

Bạn rửa sạch những loại nguyên liệu mà mình đã chuẩn bị rồi cho vào nồi sắc thuốc sắc chung cùng với 6 bát nước. Trong quá trình sắc chỉ nên để lửa ở mức nhỏ trong khoảng 30 phút đến khi nồi thuốc chỉ còn lại một nửa. Bạn có thể chia lượng thuốc này thành 2 lần để uống mỗi ngày và duy trì trong 1 tuần liền.
Chứng cảm cúm được phòng ngừa hiệu quả hơn
Chứng cảm cúm được phòng ngừa hiệu quả hơn

3.5. Bài thuốc 5 điều hòa kinh nguyệt
Nếu muồn điều hòa kinh nguyệt, bạn cũng có thể sử dụng dược liệu ba chạc để sử dụng. Cụ thể, bạn sử dụng khoảng 12g rễ ba chạc và sắc chung cùng với 6 bát nước cho đến khi nồi nước còn 1 nửa thì ngưng. Số nước còn lại có thể tách ra thành 3 phần đều nhau để uống 3 lần trong ngày. Bài thuốc này sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi bạn dùng kiên trì trong 15 ngày trước khi xảy ra kinh nguyệt để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, cần chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
Với những thông tin được cập nhật ở trên, chắc chắn bạn đã nắm rõ được những công dụng đặc biệt mà cây ba chạc mang lại cho sức khỏe. Không dừng lại ở đó, loại dược liệu này còn có công dụng chữa nhiều bệnh lý vô cùng tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe thì bạn nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ để có phương án sử dụng thuốc tốt nhất.