Cúng ông Công ông Táo không được dâng vàng mã và 3 kiêng kị tuyệt đối để tránh gặp h:ọa: Nhiều người không hề biết

0
293

Trước Tết Nguyên đán, lễ cúng tiễn Táo quân là nghi thức quan trọng. Theo phong thuỷ thì khi cúng Táo quân có 4 điều cần kiêng kị.

Chuẩn bị bàn thờ cúng ông Công ông Táo

Chọn đúng chỗ đặt bàn thờ rất quan trọng. Bàn thờ cần phải đặt tại vị trí thoáng đãng và sạch sẽ, tránh xa những nơi ướt át để đảm bảo sự trang nghiêm.

Nếu nhà có bàn thờ Táo quân ở bếp thì việc đặt mâm cúng ở đó là phù hợp, nhưng cần phải đặt thêm một mâm cúng nữa tại bàn thờ chính dành cho ông Công ông Táo. Ông Công được coi là vị thần của đất, quản lý mảnh đất nơi gia đình sinh sống. Khi cúng ông Công ông Táo, điều này không thể bỏ qua.

Các lễ vật cúng phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ. Bao gồm một mâm cơm cúng với các món ăn truyền thống, ba bộ quần áo cho ba vị Táo quân, và ba con cá chép sống.

Dân gian quan niệm rằng vào 12h ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời. Do đó, việc cúng lễ cần được hoàn tất trước thời điểm này. Bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp, nhiều gia đình đã tiến hành cúng lễ.

Những điều kiêng kỵ khi cúng Táo quân

Theo quan niệm dân gian và phong thuỷ, trong lễ cúng Táo quân cần kiêng kỵ một vài điều để tránh làm ảnh hưởng đến tài lộc.

Không dâng các món từ vịt, chim, ngỗng

Đối với việc chuẩn bị cỗ cúng ông Công ông Táo, tùy theo hoàn cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc cỗ mặn. Cỗ chay bao gồm trầu cau, nước sạch và hoa quả, trong khi cỗ mặn có thể gồm thịt giò, chả, chân giò, xôi và nhiều món truyền thống khác.

Trong dịp lễ này, nhiều hộ gia đình chuẩn bị mâm cơm cúng rất đầy đủ và phong phú với đa dạng các món ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh sử dụng thịt của một số loài như vịt, chim, ngỗng, trâu, dê, chó, mực… vì chúng được xem là không phù hợp cho mâm cơm cúng trong ngày ông Công ông Táo.

Không cúng tiền âm phủ

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, trong lễ cúng ông Công ông Táo, các gia chủ không nên đốt tiền vàng mã bởi ông Công ông Táo được xem như là những vị thần chứ không phải là linh hồn cõi âm.

Cùng với đó, dịp lễ này cũng thấy một số gia đình chi ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với niềm tin rằng việc cúng bái tỉ mỉ sẽ đem lại may mắn và sự tha thứ cho những hành động không tốt trong năm qua.Dẫu vậy, hành động này không những gây lãng phí tài chính mà còn không mang lại lợi ích thực sự và có hậu quả tiêu cực đối với môi trường.

Không ném cá chép từ trên cao xuống

Như đã đề cập, cá chép được sử dụng trong lễ cúng Ông Công Ông Táo với mục đích là phương tiện cho các vị thần bay lên trời. Do đó, việc thả cá chép cần được tiến hành cẩn trọng. Cần lựa chọn những nơi có nguồn nước trong lành, môi trường thuận lợi cho sự sống của cá, tránh thả ở các ao, hồ bị ô nhiễm hoặc nơi có nguy cơ cá bị bắt ngay sau khi thả.

Khi thả cá, hãy tìm vị trí gần mặt nước và thả cá một cách nhẹ nhàng để đảm bảo cá không bị sốc. Không nên thả cá từ nơi cao hoặc ném cá từ cầu, đường xuống nước vì điều này có thể gây tổn thương hoặc cái chết cho chúng. Đặc biệt, không được thả cá kèm theo túi nilon hay bất kỳ vật liệu gây ô nhiễm nào xuống nước.

Không khấn sai ý nghĩa

Trong nghi lễ cúng ông Công ông Táo, các gia đình nên hướng lòng thành kính mong rằng Táo quân sẽ nhẹ nhàng trong việc báo cáo, chỉ nêu lên những điều tích cực và xin Ngọc Hoàng ban phước lành, đem đến một năm mới an lành.

Bản chất của việc cúng ông Công ông Táo thực sự là để tiễn đưa các vị thần lên trời và báo cáo về cuộc sống của gia đình trong năm vừa qua. Mong cầu về sự giàu sang, danh vọng, và may mắn trong tình yêu trong lễ cúng này không phải là phù hợp với ý nghĩa truyền thống của nó.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

xem thêm; 

Lễ cú:ng ông Công ông Táo đặt ở bếp là sai lầm: Phải đặt chỗ này mới đúng pho:ng th:uỷ, rất nhiều nhà đang làm sai

Lễ cú:ng ông Công ông Táo đặt ở bếp là sai lầm: Phải đặt chỗ này mới đúng pho:ng th:uỷ, rất nhiều nhà đang làm sai

Nhiều người thắc mắc nên đặt mâm cúng ông Công, ông Táo ở đâu thì hợp lý. Hãy lắng nghe ý kiến các chuyên gia về vấn đề này.

Lễ cúng ông Công, ông Táo là một nét đẹp truyền thống của người Việt đã có từ bao đời nay. Ngày này, ông Công, ông Táo về chầu trời, báo cáo tình hình một năm ở nhân gian của gia chủ. Nhiều người thắc mắc nên đặt mâm cúng ông Công, ông Táo ở đâu thì hợp lý. Hãy lắng nghe ý kiến các chuyên gia về vấn đề này

Phong tục cúng ông Công, ông Táo

cung-ong-cong-ong-tao-00

Ngày 23 tháng chạp là ngày đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng một mùa Tết nhộn nhịp tưng bừng cho đến rằm tháng giêng. Sau ngày cúng ông Công, ông Táo, nhà nhà sẽ dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng mọi thứ chuẩn bị đón Tết.

Theo quan niệm của người xưa, nhà có yên ổn, gia chủ có mạnh khỏe hay không là do cái bếp, bởi đó là nơi giữ lửa trong nhà. Ông Táo lúc nào cũng ở trong bếp nên sẽ biết hầu hết chuyện gia chủ. Khi ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng, do đó, ai cũng muốn ông Táo nói tốt về những việc làm trong năm để Ngọc Hoàng ban lộc và tránh quở trách.

Mâm cúng ông Táo, ông Công đặt ở đâu?

Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau.

Mâm cỗ cúng ông Táo luôn đầy ắp màu sắc, với mong muốn một năm sung túc. Ông Táo gắn liền với bếp lửa, do đó, bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc trên bếp thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc. Tuy nhiên, bếp được coi là nơi chế biến thực phẩm, nên khu vực này thường không trang trọng như bàn thờ, rất không phù hợp với việc cúng tế. Do đó, bạn nên đặt mâm cỗ ở bàn thờ ông Táo hoặc nếu không có bàn thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Mâm cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?
cung-ong-cong-ong-tao-3
+ Lễ vật cúng ông Công, ông Táo

– Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.

– Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

– Tiền vàng

– 1 chiếc áo

– 1 đôi hia bằng giấy

Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:

– Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng

– Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng

– Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh

– Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ

– Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen

+ Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn ông Táo Quân. Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:

– 1 đĩa gạo

– 1 đĩa muối

– 3 chén rượu

– Thịt heo luộc

– Gà luộc hoặc quay

– Đĩa rau xào

– Hành muối

– Xôi gấc

– Giò heo

– Canh mọc

– Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)

– Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

– 1 tập giấy tiền, vàng mã

– 1 lọ hoa cúc

– 1 lọ hoa đào nhỏ

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình. Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được. Đặc biệt, mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng.

LEAVE A REPLY