Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ quả phật thủ

0
133

Cây phật thủ là loài cây có quả có hình dạng đặc biệt, mang ý nghĩa tâm linh trong đời sống của người dân Việt Nam. Ngoài ý nghĩa đem lại may mắn, phật thù còn được dùng làm thuốc, dùng để hỗ trợ tiêu hóa và chữa đau bụng, biếng ăn.
Phật thủ là cây gỗ nhỏ, xanh tốt quanh năm. Lá cây có hình trứng, méo có răng cưa nhỏ, mọc so le, có gai ngắn mọc ở phía dưới lá. Hoa màu trắng, thời gian ra hoa vào đầu mùa hạ. Quả khi chín có vỏ ngoài màu vàng nâu, có những múi chạy dọc quả và tách ra trông như ngón tay, mùa quả chín thường vào mùa đông.
Phật thủ là phân bố tự nhiên ở các nước Trung Quốc và Nhật Bản, là giống cây bản địa ở quốc gia này. Ngày nay, phật thủ cũng được trồng nhiều ở nước ta. Người dân thường sử dụng quả để ăn, làm mứt hoặc làm thuốc chữa bệnh. Quả được thu hái về, rửa sạch, thái dọc thành từng miếng mỏng, sau đó đem phơi khô.

Thành phần hoá học
Cây, lá, hoa và quả của phật thủ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt là ở vỏ quả và một số flavonoid có tên là hesperidin C25H21O15, vitamin (B1, B6, B12, C, E,…), khoáng chất (sắt, kẽm, selen,…). Trong quả phật thủ còn chứa limettin, xitropten C11H10O4 0,007%; ngoài ra còn có diosmin C34H44O15.

Theo y học cổ truyền
Trong Đông y, phật thủ là vị thuốc được dùng phổ biến trong dân gian. Quả phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ôn, quy vào kinh phế và tỳ. Có tác dụng lý khí, cầm nôn mửa, mạnh tỳ, hóa đờm, giúp tiêu hóa, chữa ho. Do đó, thường được dùng trong các trường hợp như đau bụng, biếng ăn, nôn mửa, ho.

Điều trị đau dạ dày và đau gan
Các hợp chất hữu cơ thơm được tìm thấy quả phật thủ như coumarin, limonin, diosmin và bergapten là những chất giảm đau. Chúng cũng chống viêm giúp giảm sưng và đau.Sắc chung 10 g phật thủ và 6 g thanh bì và uống. Hoặc có thể sắc chung 10 g phật thủ, 3 g cam thảo, 15 g sa nhân, 6 g ô dược, 15 g bạch thược, 10 g hương phụ.

Tăng cường miễn dịch
Chính những thành phần hóa học có trong loại quả này mang lại hiệu quả tăng cường miễn dịch tuyệt vời.
Có một loại polysaccharide cụ thể được tìm thấy trong trái cây giúp tăng cường hoạt động tiêu diệt vi khuẩn của tế bào bạch cầu.

Tốt cho tiêu hóa
Quả phật thủ có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, chuột rút, đầy bụng, táo bón. Bên cạnh đó, phật thủ còn giúp giảm viêm niêm mạc dạ dày, làm dịu chuyển động ruột và thải bỏ các chất độc hại ra khỏi ruột .Dùng 50 g quả phật thủ, thái mỏng, đem hong gió; tiểu hồi hương, xuyên tiêu, sa nhân mỗi vị 12 g. Tán tất cả các vị thành bột, hòa với nước sôi để uống. Ngày dùng 2 lần, trong 2 – 3 ngày.

Tốt cho sức khỏe phụ nữ
Quả phật thủ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau bụng kinh, chuột rút và khí hư bất thường. Nguyên nhân là do phật thủ có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Để khắc phục các vấn đề này có thể sử dụng trà quả phật thủ phơi khô như một loại thức uống hàng ngày.
Tốt cho đường hô hấp
Quả phật thủ có chứa hợp chất cồn nhẹ có tác dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp. Nó giúp loại bỏ ho và đờm từ hầu họng, giảm đau và giúp dễ thở. Nó cũng giúp điều trị hen suyễn ở một mức độ nào đó. Ngâm trái cây trong một bát nước với một ít đường sẽ giúp bạn bớt cảm giác khó thở.
Điều hòa huyết áp
Quả phật thủ giúp thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp. Ngoài ra, phật thủ còn giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch như đau tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Điều trị ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn, đau mỏi lưng, ngực suồn trướng bụngNgâm 5 lít rượu với 30 g quả phật thủ, đã rửa sạch, thái nhỏ trong 10 ngày. Uống 1 lần mỗi 5 ngày. Mỗi lần uống khoảng 15 – 20 mL trước bữa ăn chiều.

Lưu ý khi sử dụng
Cần thận trọng khi tìm mua các quả phật thủ. Do hiện nay, loại quả này được sử dụng để làm cảnh trong cúng kính nhiều hơn việc sử dụng để làm thuốc. Nên không tránh khỏi việc mua phải những quả bị phun thuốc để giữ màu và bảo quản quả. Theo kinh nghiệm của những người trồng cây cảnh, những quả phật thủ được phun thuốc từ lúc kết quả.
Quả phật thủ cần được rửa sạch bằng nước muối pha loãng trước khi sử dụng để đảm bảo không ẩn chứa các tạp chất gây hại, chất bảo quản ngấm sâu trong quả.
Để tránh vị ngọt gắt của mật ong, đường phèn, mạch nha, bạn có thể giảm lượng ngọt hoặc điều chỉnh vị tùy vào sở thích của bản thân.
Không sử dụng các phương thuốc từ quả phật thủ cùng với mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi vì, mật ong không được khuyến cáo sử dụng nhiều cho đối tượng này.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc những bí quyết trị ho bằng quả phật thủ theo kinh nghiệm dân gian. Từ giờ, những chứng ho không còn làm phiền bạn và gia đình bạn sau khi bạn đọc qua bài biết này. Với những gì chúng tôi chia sẻ được có thể giúp bạn đọc biết thêm cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khi mắc phải bệnh ho.